Vua đồ đồng ở miền trung – đồ đồng việt

Vua đồ đồng ở miền trung

“Dù có đói, có chết, con cũng không được bán, đổi nó đi. Đây là “vật gia bảo” được lưu truyền qua 5 đời, con phải giữ lấy”. Đó là lời căn dặn của người bố đối với ông Nguyễn Thanh Đạm, SN 1952, ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Bảo vật vô giá

Ngôi nhà của ông Đạm nằm ở cuối làng, khuất sâu trong một con ngõ hẹp, rất ít người qua lại. Chúng tôi gọi cửa, một giọng nói có vẻ khó chịu cất lên từ bên trong cánh cửa sắt được khóa kiên cố: “Các chú tìm gặp tôi à? Mấy chú ở đâu đến? Gặp tôi có việc gì?”. Khi biết chúng tôi là nhà báo đến tìm hiểu về bộ đồ đồng quý giá, ông xua tay: “Các chú tìm nhầm nhà rồi, cổ với xưa gì ở đây”. Qua một hồi giải thích, giọng ông Đạm mới ôn hòa, mời chúng tôi vào nhà.

Ông Đạm hạ giọng nói: “Công nhận các chú tài thật, gần 50 năm, từ xã Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh chuyển đến đây sinh sống, gia đình tôi không hề tiết lộ với ai về bộ đồ đồng này. Nhưng bây giờ thông tin đã đến tai nhà báo, tôi có tránh cũng khó, nói về câu chuyện này thì dài và phức tạp lắm. Đã đến đây, các chú cứ uống nước, ngồi trò chuyện rồi tôi dẫn đi xem bộ sưu tập của tôi”.

Theo gia phả của ông Đạm có ghi, trong thời kỳ phong kiến, mảnh đất Hương Sơn không chỉ có truyền thống khoa cử (có trên 20 vị đỗ đại khoa) mà còn là cái nôi hình thành nên nét văn hóa đặc sắc, từ đó, con người nơi đây luôn ý thức việc gìn giữ những hiện vật mang tầm vóc lịch sử và còn rất linh thiêng đến muôn đời.

Ông Đạm chia sẻ: “Khi còn nhỏ tôi đã thấy những mâm đồng, lư hương,… được xếp gọn gàng, ngăn nắp trong các hòm gỗ, hòm sắt, lâu lâu lại thấy bố tôi đem ra lau chùi cho sáng bóng. Do còn nhỏ tôi không hiểu tại sao bố lại cất giữ cẩn thẩn như vậy. Có lần tôi nói với bố, sao không đem bán đi khỏi để chật chỗ, mất công lau chùi. Bố tôi đã mắng, đây là thứ không thể đánh đổi bằng tiền đâu con ạ! Đến lúc lớn lên, tôi mới ý thức đó là vật gia truyền đã được 5 đời, có thể coi như là vật “bất ly thân”, bùa hộ mệnh của gia đình”.

  • Bí mật về “vua đồ đồng” ở miền Trung

Dù có đói, có chết, con cũng không được bán, đổi nó đi. Đây là “vật gia bảo” được lưu truyền qua 5 đời, con phải giữ lấy”. Đó là lời căn dặn của người bố đối với ông Nguyễn Thanh Đạm, SN 1952, ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Bảo vật vô giáNgôi nhà của ông Đạm nằm ở cuối làng, khuất sâu trong một con ngõ hẹp, rất ít người qua lại. Chúng tôi gọi cửa, một giọng nói có vẻ khó chịu cất lên từ bên trong cánh cửa sắt được khóa kiên cố: “Các chú tìm gặp tôi à? Mấy chú ở đâu đến? Gặp tôi có việc gì?”. Khi biết chúng tôi là nhà báo đến tìm hiểu về bộ đồ đồng quý giá, ông xua tay: “Các chú tìm nhầm nhà rồi, cổ với xưa gì ở đây”. Qua một hồi giải thích, giọng ông Đạm mới ôn hòa, mời chúng tôi vào nhà.

Ông Đạm hạ giọng nói: “Công nhận các chú tài thật, gần 50 năm, từ xã Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh chuyển đến đây sinh sống, gia đình tôi không hề tiết lộ với ai về bộ đồ đồng này. Nhưng bây giờ thông tin đã đến tai nhà báo, tôi có tránh cũng khó, nói về câu chuyện này thì dài và phức tạp lắm. Đã đến đây, các chú cứ uống nước, ngồi trò chuyện rồi tôi dẫn đi xem bộ sưu tập của tôi”.

“Vua đồ đồng”  Nguyễn Thanh Đạm luôn ý thức về việc giữ gìn các giá trị văn hóa dân tộc.
 Ngồi dưới ngôi nhà gỗ với mỗi góc xà, đường hạ,… được chạm trổ hình “Long – Ly – Quy – Phượng”, chúng tôi may mắn được chiêm ngưỡng bộ đồ đồng đa chủng loại như: 200 chiếc mâm đồng đúc liền với những tuyệt tác được chạm khắc hết sức tinh vi, điêu luyện cũng như bộ tượng bằng đồng, chuông đồng, khánh đồng, lư hương, đèn,… có niên đại hàng trăm năm. 

Theo gia phả của ông Đạm có ghi, trong thời kỳ phong kiến, mảnh đất Hương Sơn không chỉ có truyền thống khoa cử (có trên 20 vị đỗ đại khoa) mà còn là cái nôi hình thành nên nét văn hóa đặc sắc, từ đó, con người nơi đây luôn ý thức việc gìn giữ những hiện vật mang tầm vóc lịch sử và còn rất linh thiêng đến muôn đời.

Ông Đạm chia sẻ: “Khi còn nhỏ tôi đã thấy những mâm đồng, lư hương,… được xếp gọn gàng, ngăn nắp trong các hòm gỗ, hòm sắt, lâu lâu lại thấy bố tôi đem ra lau chùi cho sáng bóng. Do còn nhỏ tôi không hiểu tại sao bố lại cất giữ cẩn thẩn như vậy. Có lần tôi nói với bố, sao không đem bán đi khỏi để chật chỗ, mất công lau chùi. Bố tôi đã mắng, đây là thứ không thể đánh đổi bằng tiền đâu con ạ! Đến lúc lớn lên, tôi mới ý thức đó là vật gia truyền đã được 5 đời, có thể coi như là vật “bất ly thân”, bùa hộ mệnh của gia đình”.

Hàng trăm chiếc mâm đồng, lư hương, chiêng cổ…    Ảnh: Lê Tập

Cũng chính từ đó, trách nhiệm thiêng liêng đã đánh thức ông Đạm về việc gìn giữ, bảo quản và bổ sung thêm cho bộ sưu tập đồ đồng. Thời gian ông làm công nhân hóa chất ở Nghệ An, ngoài đồng lương ít ỏi, ông còn dành dụm tiền “săn lùng” đồ cổ khắp mọi miền đất nước.

Trong quá trình tham quan, gây ấn tượng mạnh cho chúng tôi là chiếc mâm đồng có đường kính 50cm, thành mâm khoảng 3cm. Chính giữa chạm chữ Phúc (bằng Hán Tự) mong may mắn, sung túc cho con người. Bao quanh mâm có hình người, động vật và các hình học có đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn, hoa văn răng cưa và vạch gắn song song… Ý nghĩa chạm trổ trên bề mặt mâm đồng chính là tượng trưng của nền nông nghiệp phát triển. Đó là hiện vật vô cùng quý báu, một trong niềm tự hào  của văn  minh Việt Nam, Ông Đạm cho biết: “Khi xưa, dân làng thường có lễ vật tế trời đất cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Mâm đồng thể hiện quyền uy, còn những nét chạm trổ hoa văn trên mâm biểu thị sự cung kính khi dâng lễ vật lên vua chúa”.

Trăn trở,…
Cả nước có rất nhiều đại gia sưu tầm đồ cổ thuộc các chất liệu  gốm, sứ, sành… Nhưng người sưu tầm đồ đồng cổ như ông Đạm thì  hiếm. Có lẽ không lâu nữa lượng cổ vật quý hiếm như đồ đồng sẽ không còn hiện hữu trong đời sống của chúng ta. Ông Đạm chia sẻ: “Điều mà tôi băn khoăn nhất là khi tôi chết đi, thời buổi kinh tế thị trường vì đồng tiền các con tôi có thể tiếp tục bảo quản những hiện vật này tốt được không?”.

Tránh kẻ xấu đánh cắp, ông Đạm đã xếp gọn đồ đồng trong hòm sắt giấu kỹ trong hầm kín bởi hiện giờ, tường rào nhà ông không thể đảm bảo an toàn cho hiện vật quý hiếm này.

Ông Đạm tâm sự: “Đó chỉ là biện pháp tạm thời thôi, tôi cũng đang lên kế hoạch cùng các con cháu quyên góp vốn xây dựng một “bảo tàng thu nhỏ” nằm trong khuôn viên vườn nhà. Thứ nhất, có chỗ để lưu giữ cho tốt, tránh mất mát,… Thứ hai, đây cũng là điểm đến cho các du khách trong và ngoài nước có cơ hội hiểu thêm giá trị văn hóa lịch sử Việt Nam”.

Hơn 40 năm gìn giữ, sở hữu số lượng lớn bộ đồ đồng, ông Đạm rất tự hào và hãnh diễn về tài sản quý giá này. “Tôi không dám nói trong tay có tiền tỉ, hoặc hàng trăm triệu đôla. Tôi dám khẳng định rằng giá trị cổ vật đổi ra bằng tiền ít đại gia nào theo kịp tôi.  Nhưng tôi không bao giờ bán hay đổi lấy một thứ gì”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *