Tượng phật đúc bằng đồng đỏ chạm khảm hoa văn tinh xảo bằng kim loại quý như: Đồng đen,đồng xanh,bạc,vàng 24k cao cấp lên khắp hoa văn,họa tiết tạo thành 5 màu ngũ sắc sang trọng và giá trị nghệ thuật cao.
Kích thước: tượng phật nhập niết bàn dài 80cm,rộng 30cm,dài 100cm,rộng 40cm
Chất liệu: đồng đỏ nguyên khối, chạm khảm cao cấp.
Ý nghĩa tượng phật nhập niết bàn
Niết-bàn (zh. nièpán 涅槃, sa. nirvāṇa, pi. nibbāna, ja. nehan) là từ được dịch âm từ gốc tiếng Phạn nirvāṇa hoặc tiếng Pāli nibbāna. Nirvāṇa nguyên là phân từ thụ động quá khứ của động từ niḥ-√vā (2) nirvāti với nghĩa “thổi tắt”, “dập tắt” (một ngọn lửa) và như thế thì nirvāṇa mang nghĩa đã bị dập tắt, thổi tắt. Qua đó mà thuật ngữ nirvāṇa cũng được dịch nghĩa là Diệt (zh. 滅), Diệt tận (zh. 滅盡), Diệt độ (zh. 滅度), Tịch diệt(zh. 寂滅), Bất sinh (zh. 不生), Viên tịch (zh. 圓寂), và vì sự tịch diệt được hiểu là mục đích tối cao trong đạo Phật nên nirvāṇa cũng được dịch ý là Giải thoát (zh. 解脫), Vô vi (zh. 無爲), An lạc (zh. 安樂).
Tóm lược lại thì thuật ngữ Niết-bàn có thể được hiểu là:
Niết-bàn là mục đích tu hành cứu cánh của mọi trường phái Phật giáo. Trong đạo Phật nguyên thủy, Niết-bàn được xem là đoạn triệt Luân hồi (zh, 輪回, sa., pi. saṃsāra). Đó là sự tận diệt gốc rễ của ba nghiệp bất thiện (zh. 不善, sa. akuśala, pi. akusala) là tham, sân và si. Đồng thời Niết-bàn có nghĩa là không còn chịu sự tác động của nghiệp (zh. 業, sa. karma, pi. kamma), không còn chịu quy luật nhân duyên (duyên khởi), Vô vi (zh. 無爲, sa. asaṃkṛta), đặc tính của nó là thiếu vắng sự sinh, thành, hoại, diệt. Trưởng lão tăng kệ (pi. theragāthā) ghi (Chân Nguyên dịch Pāli-Việt)
- Tình trạng ngọn lửa phiền não đã bị dập tắt
- Là động từ, có nghĩa là đã nhập niết-bàn và
- Vô vi.
Sau khi đức Phật độ cho Bà-la-môn Tỳ-sa đà-La gần Trúc-Lâm, Ngài dặn Tôn-giả A-nan-Đà là Thị-giả của Ngài rằng: “Sau khi Ta diệt độ nhập Niết-Bàn, hãy tự thắp đuốc lên mà đi; thắp lên với chính pháp, đừng thắp lên với pháp nào khác; hãy nương tựa với chính mình, đừng nương tựa với một pháp nào khác”.
Đức Thế-Tôn nói với Tôn-giả A-nan-Đà:
– Ta nay đã già rồi, tuổi đã tám mươi, ví như chiếc xe cũ, nhờ phương tiện sửa chữa mà đi đến nơi đến chốn; nay thân Ta cũng thế, nhờ nhập định vô-tưởng không còn nghĩ đến một điều gì, nên thân Ta được yên ổn không đau nhức.
Khi đức Phật đi đến ngôi tháp Già-ba-La, Ngài bảo Tôn-giả trải tọa-cụ dưới gốc cây để Ngài nghỉ tại đấy, khi Tôn-giả trải tọa-cụ xong, đức Phật an tọa rồi bảo:
– Này A-Nan, người nào thường xuyên tu tập bốn món thần-túc, có thể tùy ý muốn sống đến một kiếp hay hơn một kiếp cũng được. Này A-Nan, Như-Lai đã nhiều lần tu tập bốn món thần-túc này, chuyên chú nhớ mãi không quên. Bởi vậy cho nên Như-Lai tùy ý muốn sống một kiếp hay hơn một kiếp cũng được để diệt trừ sự tăm tối cho đời, đem lại lợi ích cho Người và Trời.
Lúc đó Tôn-giả A-nan-Đà nghe rồi làm thinh không thưa hỏi nói năng chi cả, Đức Phật lại nói lần thứ hai, Tôn-giả vẫn làm thinh; Đức Phật lại nói y như thế lần thứ ba, Tôn-giả cũng vẫn làm thinh, vì lúc đó bị ma si ám, mê man không hiểu để thưa thỉnh, rồi đức Phật bảo:
– Này A-Nan nên biết, nay đã phải thời (đến giờ).
Tôn-giả A-nan-Đà vâng ý chỉ, đứng dậy đảnh lễ rồi lui ra, đến một gốc cây không xa ngồi thiền; chỉ trong chốc lát Ma Ba-Tuần đến thưa với Phật:
– Sao Ngài chưa sớm vào Niết-Bàn?, nay đã đúng thời rồi, xin Ngài mau diệt độ.
– Thôi, thôi Ba-Tuần, ngươi đừng nói nữa, Ta đã tự biết thời. Như-Lai giờ đây chưa vội vào Niết-Bàn, vì Ta cần đợi các Tỳ-kheo về đông đủ; trong số đó có những đệ tử đã khéo chế ngự được thân tâm, mạnh dạn không khiếp sợ, họ thường sống trong an ổn. Họ không những việc lợi mình đã làm xong, mà còn làm thầy để dẫn dắt kẻ khác, hiện đang truyền bá chính pháp, giảng giải nghĩa lý; nếu họ gặp chủ thuyết ngoại đạo, họ đủ sức đem chính pháp và sự tự chứng ngộ cùng thần biến của mình ra để hàng phục chúng, nhưng mà những đệ-tử ấy chưa về. Lại có những Tỳ-kheo (Tăng), Tỳ-kheo Ni (Ni), Ưu-Bà Tắc (Cư-sĩ Nam), Ưu-Bà Di (Cư-sĩ Nữ) cũng chưa quy tụ; vả lại Ta muốn truyền phạm hạnh một cách sâu rộng, và phổ biến giáo lý giác ngộ cho hàng Trời-Người đều biết và thấy thần biến.
Ma Ba-Tuần thưa:
– Khi xưa, Ngài ở bên bờ sông Ni-Liên-Thuyền thuộc xứ Uất-Tỳ-La, và lúc ở dưới gốc cây A-du-Ba-Ni-câu-Luật khi Ngài mới thành đạo Chính-Giác, những lúc ấy tôi đã đến thỉnh Ngài nên vào Niết-Bàn; nay đã đúng lúc rồi, vậy xin Ngài hãy mau mau diệt độ.
Đức Phật lại trả lời:
– Thôi, thôi, Ba-Tuần, Ta tự biết thời, Như-Lai chưa vội vào Niết-Bàn, mà cần đợi các đệ-tử trở về, và cho đến hàng Trời-Người đều biết và thấy được thần biến, Ta mới nhập diệt.
Ma Ba-Tuần lại thưa lần thứ ba:
– Thưa Ngài, nay các đệ-tử của Ngài đã nhóm họp, và cho đến hàng Trời – Người đã thấy thần biến, nay đã đúng lúc rồi, sao Ngài chưa diệt độ?
Đức Phật bảo:
– Thôi, thôi, Ba-Tuần, Ta tự biết thời, còn không bao lâu nữa, sau ba tháng này, Ta sẽ ở nơi sinh quán đời trước của Ta, giữa cây Long-Thọ, trong rừng Ta-La thuộc xứ Câu-thi-La mà nhập Niết-Bàn.
Lúc ấy Ma Ba-Tuần nghĩ: “Phật không bao giờ đổi ý, không bao giờ nói dối, và chắc chắn là Ngài sẽ diệt độ”,nên vui mừng nhảy nhót rồi biến mất.
Sau khi Ma Ba-Tuần biến đi không lâu, đức Phật nhập định Ý-tam-Muội mà xả bỏ tuổi thọ; ngay lúc đó cõi đất rung động mạnh, nhân dân cả nước đều kinh sợ, lông tóc dựng ngược. Đức Phật phóng hào quang chiếu khắp các nơi, khi ấy Tôn-giả A-nan-Đà thấy mặt đất rung động và có ánh sáng tỏa chiếu nên kinh hãi, vội vàng đi đến chỗ Phật đảnh lễ rồi thưa:
– Thưa đức Thế-Tôn, lạ thay! Không hiểu lý do gì mà mặt đất rung độmg mạnh như thế, lại có ánh sáng rực lên nữa? Xin Ngài giải thích cho con hiểu.
Đức Phật giảng: Phàm mặt đất rung động có tám nguyên nhân:
Thứ nhất: Đất lẫn với đá, kim loại, nằm trên chất lỏng và nương với nước, nước nương với gió, gió nương với hư không mà tồn tại; nếu gió nổi lên nước chao động, nước chao động làm đất và chất lỏng chuyển dịch, nước chao động quá mạnh nên đất rung rinh chuyển động.
Thứ hai: Tỳ-kheo khi đắc đạo, hoặc vị Thiên-thần tu quán về tính nước nhiều, tính đất ít, hoặc do họ thử sức thần-thông nên làm cho cõi đất rung động.
Thứ ba: Khi có vị Bồ-Tát từ cung trời Đâu-Xuất dáng thần vào thai mẹ mặt đất rung động.
Thứ tư: Khi vị Bồ-Tát đản-sinh mặt đất rung động.
Thứ năm: Khi Bồ-Tát thành Vô-Thượng Chính-Đẳng Chính-Giác, mặt đất rung động.
Thứ sáu: Khi Phật chuyển pháp luân lần đầu tiên mặt đất rung động.
Thứ bảy: Khi Phật xả tuổi thọ mặt đất rung động.
Thứ tám: Khi Phật nhập diệt mặt đất rung động.
LỜI BÀN VỀ ĐỘNG ĐẤT:
Ngày nay hầu như chỉ có động đất là do điểm thứ nhất, vì điểm 3,4,5,6,7,8 ngày nay không có Bồ-Tát thành Phật. Còn điểm 2 thì qúa hiếm.
Quyển Thiên Văn Học và Không Gian (Astronomy & Space) của Lisa Miles và Alastair Smith trang 22 ghi cấu tạo trong trái đất có 4 lớp như sau: Vỏ ngoài cứng giòn (crust) gồm đá, đất…dầy khoảng 50km. Bên trong là lớp vỏ bao bọc (mantle) gồm chất đặc lẫn chất lỏng, lớp này dày chiếm tới 67% của trái đất. Lớp trong nữa là vỏ ngoài của lõi (outer core), là chất lỏng (liquid), luôn luôn di chuyển; trong cùng (inner core) là lõi cứng (solid) phần lớn là chất sắt; vỏ đất đá cứng giòn làm thành những mảnh, gọi là lớp, tầng, di chuyển đối nghịch nhau; những mảnh lớp này luôn di động, đôi khi gây ra động đất ở chỗ chúng đụng nhau. Khoa học không giải thích tại sao chất lỏng của lõi ngoài luôn luôn di chuyển, thì Đức Phật đã nói là do gió và nước gây ra.
1)-Phật báo 3 tháng trước khi nhập Niết-Bàn.
Sáng hôm sau, đức Phật bảo Tôn-giả A-nan-Đà đến Hương-Pháp nhóm họp hết thảy các Tỳ- kheo chung quanh vùng đến giảng đường Hương-Pháp. Tại đấy, đức Phật dạy các Tỳ-kheo:
– Ta do những Pháp sau đây mà tự chứng ngộ thành bậc Chính-Đẳng Chính-Giác, đó là: “Bốn Niệm-Xứ, Bốn Ý-Đoạn, Bốn Thần-Túc, Bốn Thiền, Năm Căn, Năm Lực, Bẩy Giác-Chi, và Tám Chính-Đạo”. Vậy các thầy hãy ở trong giáo-pháp ấy siêng năng tu học, cùng nhau hưng say (hưng thịnh say sưa) phát triển. Các thầy hãy khéo thụ trì tùy theo trường hợp mà tu hành, tại sao vậy?, vì không bao lâu nữa, Như-Lai, sau ba tháng sẽ nhập Niết-Bàn.
Đồ đồng việt – Hà Nội
Số 235 Lê duẩn – Hà Bà Trưng – Hà Nội
Điên thoại: 04.668.34296 – 0969. 458.666
Hotline: 0986.847.296 – 0968.595.185
Đồ đồng quà tặng – www.dodongquatang.vn
Đồ đồng thờ cúng – www.dodong.vn
Đồ thờ ngũ sắc – www.dodongvietnam.com
Đồ đồng đại bái – www.dodongviet.com