Trống đúc quà tặng được nhiều đơn vị,doanh nghiệp,cá nhân dùng làm đồ lưu niêm trưng bày,đồ sưu tầm trên bàn làm việc,tủ lưu niệm,phòng khách,quà lưu niệm độc đáo cho đối tác,khách hàng,quan khách
Chất liệu đúc trống lưu niệm là đồng thau,mẫu bằng sáp bằng công nghệ đúc đồng vỏ mỏng và truyền thống.
Đế gỗ gắn nền nhung đỏ,khắc logo,lời tặng,tên hội nghị,sự kiện
Hộp đựng lót nhung đỏ,in ấn theo yêu cầu
Kích thước trống đồng quà tặng gồm:
Trống đồng thu nhỏ thường tính theo đường kinh mặt trống: đk 7,8,9,10,12,15,20,25,30,45,60,70,80cm tang trống theo tỷ lệ tương ứng,sản phẩm để bàn làm việc thường dùng kích thước từ 10 đến 30cm
Ý nghĩa quà tặng trống đồng lưu niệm
Trống đồng chính là món quà tặng lưu niệm ý nghĩa và phù hợp nhất mà chúng ta nên lựa chọn để dành tặng cho các đối tác, khách hàng,quà lưu niệm mang đi nước ngoài cho đối tác kinh doanh,hợp đồng kinh tế,quà đối ngoại cấp cao mang biểu tượng doanh nghiệp,cơ quan,quan chức cao cấp cho những cuộc gặp gỡ,tiếp khách đầy ý nghĩa à sang trọng.
Qùa tặng trống đồng đúc từ nguyên liệu đồng tinh khiết,đế gỗ khắc logo biểu tượng,hộp đựng sang trọng và thẩm mỹ là món đồ cho đối tác nước ngoài mang về nước để bàn làm việc,sưu tầm,trưng bày tủ lưu niệm truyền thống.
Trống đồng đông sơn
Trống đồng Đông Sơn là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp phát triển. Việc phát hiện ra những lưỡi cày đồng và những hình bò được khắc trên thân trống chứng tỏ thời kỳ này đã biết sử dụng sức kéo động vật vào canh tác nông nghiệp. Ngoài ra, các nghề đánh cá, săn bắn, chăn nuôi gia súc và sản xuất thủ công cũng phát triển trong thời kỳ này.
Phần lớn những nơi phát hiện có trống đồng phân bố dọc theo triền những con sông lớn ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Trống có thể đã được phân phối bằng đường thuỷ.
Ngoài ra, trong xã hội Lạc Việt còn có tồn tại sự bất bình đẳng về tài sản. Điều này được phản ánh rõ ràng trong sự phân bố những hiện vật tuỳ táng ở các ngôi mộ giàu nghèo thuộc thời đại đồ đồng
Trống đồng ngọc lũ
Trống ngọc lũ đúc thu nhỏ trên mặt có 4 cóc tượng trưng cho 4 mùa xuân hạ thu đồng,cách xem lịch theo mùa,ngày đêm,thời tiết,mùa vụ được thể hiện theo cách tính của người Việt cổ.
những hình vẽ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ là một quyển Âm Lịch, có tháng đủ, tháng thiếu, có đêm trăng tròn, trăng khuyết, hay không có trăng, lại có cả năm nhuận và chu kỳ 18 năm để tính tháng dư, cũng như có những chỉ vạch về 4 mùa trong năm.
Nếu vậy thì không những không có gì là mê tính ( thờ chim, vật tổ mặt trời, mặt trăng, ca vũ để cầu thần linh,…) mà có vẻ như người xưa còn có tinh thần thực tế, hợp lý, khoa học, chính xác, chưa biết chừng người đời nay còn phải giật mình là đằng khác nữa.
Cách đếm ngày và đêm
Năm âm lịch theo kinh nghiệm nhiều đời nghiên cứu mặt trăng, vẫn được tính là 354 ngày ( dương lịch tính 365 ngày ) chia ra cho 12 tháng, thì mỗi tháng 29 ngày gọi là tháng thiếu và có dư 6 ngày để thêm vào cho 6 tháng khác gọi là tháng đủ.
Vậy một năm âm lịch có 6 tháng 29 ngày và 6 tháng 30 ngày.
Cứ năm năm lại có hai năm mỗi năm dư 1 tháng, gọi là năm dư tháng nhuận.
Và cứ sau năm thứ 18, qua năm thứ 19 gọi là 1 chương thì lại không tính là năm dư, chỉ có 12 tháng thôi, kể như là năm thường vậy.
Do đó, vòng hình vẽ 18 con chim mỏ dài cánh lớn ở ngoài cùng là hình vẽ một chu kỳ 18 năm, mỗi con chim ấy là 1 năm.
Nguồn: https://tusach.thuvienkhoahoc.com