Trống Đồng, mặt trống đồng Việt Nam
Trống đồng đúc tinh xảo – quà tặng độc đáo
Sản phẩm quà tặng Trống Đồng đúc thu nhỏ, hoa văn mô phỏng theo Trống đồng của người Việt cổ. Sản phẩm quà tặng Trống Đồng mang đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam, ý nghĩa lịch sử, sự bền vững, kỹ thuật đúc thủ công tinh xảo và bàn tay khéo léo của người thợ thủ công.
Trống đồng Việt Nam, Trống đồng đúc, mặt trống đồng chạm hoặc ăn mòn, chuyên bán các loại trống đồng làm quà tặngđộc đáo cho khách hàng,đối tác nhận dịp sự kiện quan trọng.
Trống đồng Đông Sơn tiêu biểu cho nền Văn hóa Đông Sơn của người Việt cổ. … Hoa văn trên trống đồng có nhiều loại, kiểu bố trí hợp lý trên các phần mặt.
Ý nghĩa mặt trống đồng
Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (700 TCN – 100) của người Việt cổ. Nhiều chiếc trống loại này với quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà đã thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt Nam.
Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã lưu giữ một số lớn trống đồng Đông Sơn. Cho đến nay, theo các số liệu đã công bố, đây là bộ sưu tập lớn nhất thế giới.
Công dụng trống đồng
- Trong lễ mai táng các quan lang Mường và các ngày hội hè của người Mường tỉnh Hòa Bình.
- Trong cuộc tế “thần sấm” của người Lê ở đảo Hải Nam, Trung Quốc [1]
- Theo bài dân ca H’Mông “Hồng thuỷ hoành lưu” thì trống đồng đã cứu sống tổ tiên người H’Mông trong thời kỳ có nạn lụt lớn[2]
- Trống được diễn tấu với dàn nhạc trong vương triều phong kiến thời nhà Hậu Lê, được ghi ở trong sách “Cương mục”
- Trống đồng đã được sử dụng trong quân đội thời nhà Trần theo một bài thơ của Trần Phu, sứ thần nhà Nguyên tại nước Đại Việt thuở ấy.
- Trống biến thành vật chôn theo người chết như ở khu mộ táng Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Nhìn chung chức năng chủ yếu của trống đồng vẫn là chức năng của một nhạc khí. Đánh vào vành 1-3 được nốt Si giáng; ở vành 4-5 được nốt Mi và Fa; ở vành 7 cũng được nốt Si giáng. Từ vành 9 trở ra lại trở lại nốt Mi (theo kết quả ghi âm của Cao Xuân Hạo)
Trống Đồng còn tượng trưng cho quyền lực của các vị thủ lĩnh ngày xưa. Các vị vua thưởng cho các tù trưởng người dân tộc những chiếc trống đồng. Điều đó thể hiện uy quyền của nhà nước đối với các vùng tự trị, tự do tương đối. Theo Hậu Hán thư (後漢書 – một cuốn chính sử của Trung Quốc), Mã Viện, tướng nhà Hán đã dập tắt cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng vào khoảng năm 40-43, đã thu và nấu chảy trống đồng của các thủ lĩnh địa phương. Điều đó cũng cho thấy ý nghĩa chính trị của trống đồng Đông Sơn những ngày này.
ĐỒ ĐỒNG QUÀ TẶNG – www.dodongquatang.vn
* Hà Nội: Số 235 lê duẩn – Hai Bà Trưng – Hà Nội
ĐT: 04.668 34 296 – 0986 847 296 – 0969 458 666
* Sài Gòn: Số 78 Trường Chinh – P.12 – Quận Tân Bình – HCM
ĐT: 0934 8778 69 – 0986 464 767 – 0122.8998.869
Email: dodongmynghe@gmail.com , dodongviet05@gmail.com