Tranh đồng khuê văn các – quà tặng ngày ra trường ý nghĩa

Tranh đồng khuê văn các – quà tặng ngày ra trường ý nghĩa

Nhân dịp kỷ niệm 10 năm,20 năm,30 năm ngày ra trường, các tập thể,cá nhân,lớp,khóa học nhớ về ngày ra trường,kỷ niệm khóa học của mình về nơi mình đã học để trường thành bây giờ.

Các khóa học,lớp học thường có những món quà lưu niệm tặng cho Trường THPT,THCS, Đại học… đó là biểu tượng Khuê văn các là trường ĐH đầu tiên của Việt nam.

Với bề dày lịch sử gần 1000 năm kể từ khi vua Lý Thái Tổ định đô ở Thăng Long, thủ đô Hà Nội hiện nay còn bảo tồn được 400 di tích lịch sử văn hóa đã được công nhận, trong đó  có Văn Miếu – Quốc Tử giám, một biểu tượng của văn hóa Việt Nam, nơi thờ kính các bậc Tiên thánh, Tiên nho và đào tạo nhân tài cho đất nước.

Tranh quà tặng hình khuê văn các - biểu tượng quà tặng ngành giáo dục
Tranh quà tặng hình khuê văn các – biểu tượng quà tặng ngành giáo dục
Văn Miếu – Quốc Tử giám: Trường đại học đầu tiên của nước ta

Văn Miếu được xây dựng tháng 10 năm 1070, thờ Khổng Tử, các bậc Hiền triết của Nho giáo và Tư nghiệp Quốc Tử Giám Chu Văn An, người thầy tiêu biểu đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. Năm 1076, nhà Quốc Tử Giám được xây kề sau Văn Miếu, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả các học trò giỏi trong thiên hạ.

Văn Miếu có tường bao quanh xây bằng gạch. Bên trong có những lớp tường ngăn ra làm 5 khu. Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính, trên cổng có chữ Văn Miếu, dưới cổng là đôi rồng đá mang phong cách thời Lê sơ (thế kỷ 15). Lối đi ở giữa dẫn đến cổng Ðại Trung Môn mở đầu cho khu thứ hai. Hai bên còn hai cổng nhỏ. Vẫn lối đi ấy dẫn đến Khuê Văn Các (gác vẻ đẹp của sao khuê, chủ đề văn học). Hai bên gác cũng có hai cổng nhỏ. Khu thứ ba là từ gác Khuê Văn tới Ðại Thành Môn, ở giữa khu này có một hồ vuông gọi là Thiên Quang Tỉnh (giếng trời trong sáng) có tường bao quanh.

Hai bên hồ là hai khu vườn bia tức nơi dựng các tấm bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ (năm 1993 với sự tài trợ một phần của tổ chức doanh nghiệp Mỹ, Ban Quản lý Văn Miếu đã dựng được tám ngôi nhà che cho các bia này). Tiến sĩ là người đỗ cao nhất trong kỳ thi Ðình.

Ngày trước, người đi học sau khoảng 10 năm đèn sách đủ vốn chữ để dự thi Hương tức khoa thi tổ chức liên tỉnh, cứ ba năm mở một khoa. Ðạt điểm cao của kỳ thi này đạt học vị Cử nhân. Năm sau các ông Cử tới kinh đô dự kỳ thi Hội. Những người đủ điểm chuẩn sẽ dự kỳ thi Ðình (thi Hội và thi Ðình thực ra là hai giai đoạn của một cuộc thi). Trúng tuyển kỳ thi này được gọi là Tiến sĩ. Ðỗ Tiến sĩ có thể được bổ làm quan.

Hiện có 82 bia, xưa nhất là bia ghi về khoa thi năm 1442, muộn nhất là bia khoa năm 1779. Ðó là những di vật quý nhất của khu di tích. Bước qua cửa Ðại thành là tới khu thứ tư. Một cái sân rộng, hai bên là dãy nhà Tả Vu, Hữu Vu, vốn dựng làm nơi thờ các danh nho.

Cuối sân là nhà Ðại bái và Hậu cung, kiến trúc đẹp và hoành tráng. Tại đây có một số hiện vật quý: bên trái có chuông đúc năm 1768, bên phải có một tấm khánh đá, trên mặt có khắc bài văn nói về công dụng của loại nhạc khí này.

Gần một ngàn năm qua, Văn Miếu – Quốc Tử Giám được coi là một biểu tượng của sự trường tồn tinh hoa văn hóa, giáo dục, truyền thống tôn sư trọng đạo, khuyến đức, khuyến tài của dân tộc Việt.

Văn Miếu – Quốc Tử Giám ngày nay đã trở thành một khu di tích đặc biệt quan trọng, một địa chỉ du lịch văn hóa nổi tiếng của Thủ đô, hàng năm thu hút hàng triệu lượt du khách tham quan, cũng là điểm văn hóa du lịch được đón các đoàn khách quốc tế và Nguyên thủ quốc gia các nước đến tham quan nhiều nhất. Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi đến với Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã viết: “Văn Miếu – Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của nước ta, tượng trưng của truyền thống văn hiến nước nhà”.

ĐỒ ĐỒNG VIỆT

ĐT: 0986 464 767 – 0934 877 869 – 0122 8998 869

Web: www.dodong.com.vn  www.dodong.vn www.dodongquatang.vn

Email: [email protected] , [email protected]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *