Nhờ kinh tế, y học và dinh dưỡng phát triển nên tuổi thọ của con người ngày càng tăng lên. Tại Việt Nam đã có không ít cụ ông, cụ bà sống thọ đến cả trăm tuổi. Được con cháu tổ chức lễ mừng thọ để tri ân công lao sinh thành, dạy dỗ. Đây cũng là dịp để con con cháu đoàn viên, trao đổi kinh nghiệm về cuộc sống cũng như làm ăn buôn bán.
Mừng thọ nghĩa là gì? Phong tục mừng thọ tại Việt Nam
Lễ mừng thọ hay còn được hiểu là lễ mừng thượng thọ, khao thọ của những cụ ông, cụ bà sống lâu. Lễ được tổ chức bởi con cháu trong nhà hoặc do hội người cao tuổi tại địa phương tổ chức. Không chỉ là lễ mừng cho các cụ, ông bà còn mừng cho cả con cháu. Theo quan niệm phần đông người thì cha mẹ sống lâu, con cháu mới có cơ hội được phụng dưỡng.
Thường xuất phát từ lòng kính trọng, tình cảm dành cho những người cao tuổi, người Việt hay tổ chức mừng thọ ông bà, cha mẹ, người thân vào dịp Tết. Việc mừng thọ sẽ tùy theo mục đích và điều kiện mỗi gia đình, dòng họ. Đối với những dòng họ ít người sống thọ, khi cha mẹ được 60, 70 tuổi, con cháu đã làm lễ mừng. Thông thường, cha mẹ từ 70, 80 tuổi trở lên mới nên làm lễ mừng thọ.
Tại các làng quê Việt Nam, mỗi khi tết đến là người ta lại chúc nhau những điều tốt đẹp nhất. Trong đó không thể thiếu lời chúc “sống lâu trăm tuổi” dành cho các bậc cao tuổi để tri ân nguồn cội. Vào mùng 4 hay 5 tết, nhiều làng trên mảnh đất hình chữ S vẫn duy trì tục mừng thọ tập trung. Lễ mừng thọ sẽ được tổ chức ngoài đình, gắn với tục lên lão vào tuổi 60.
Nhiều người đi mừng thọ nhưng ít để ý tên gọi lễ mừng thọ. Thực tế thì tên của lễ mừng sẽ được lấy theo tuổi như:
- Thọ 100 tuổi: Được gôi Lão Thọ, Lão Thiêm Thọ, gọi tắt là Thọ Đỏ. Những người sống hơn 100 tuổi trở lên còn được gọi là Kì Di.
- Thọ 90 tuổi: Được gọi là Đại Thọ.
- Thọ 80 tuổi: Được gọi là Thượng Thọ.
- Thọ 70 tuổi: Được gọi là Trung Thọ.
- Thọ 60 tuổi: Được gọi là Hạ Thọ.
Nguồn gốc của lễ mừng thọ
Tương truyền vào thế kỷ 19, vua Tự Đức ban sắc lệnh huy động những trai đinh 18 – 55 tuổi phải đi lao. Trong khi ai cũng biết đi như vậy sẽ đi dễ khó về. Tuy nhiên, lệnh Vua ban thì không thể không theo.
Do muốn được tri ân những người lớn tuổi trong lành, quan Chánh tổng Ngãi Âm thuộc làng Hàm Dương, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương, hiện là làng Hàm Hương, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Phòng đã chống lại lệnh vua. Ông đưa ra quyết định những người tuổi 55 vào dịp Tết Nguyên đán sẽ ra trình lão.
Những người đã lên trình lão sẽ không bị bắt đi lao dịch để phải bỏ mạng nơi đất khách quê người. Sau hàng thế kỷ trôi qua, du trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt, người dân làng Hàm Dương vẫn gìn giữ và duy trì những tục lệ tốt đẹp và giàu ý nghĩa này. Sau đây là ý nghĩa mừng thọ người cao tuổi.
Ý nghĩa lễ mừng thọ người cao tuổi
Mừng thọ là một nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam, thể hiện sự tôn trọng, tấm lòng hiếu thảo, kính trọng, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” đối với ông bà, cha mẹ.
Ngày mừng thọ còn chứa đựng ý nghĩa “Kính già, già để tuổi cho”. Lễ mừng thọ góp phần mang đến niềm vui, niềm phấn khởi để các cụ sống vui, sống khỏe, sống có ích cho gia đình, xã hội.
Mỗi người sinh ra, ai mà không mong muốn cuộc đời có đủ cả 5 yếu tố gồm Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh (may mắn, của cải, sống lâu, mạnh khỏe, bình yên). Trong đó, Thọ là điều quý giá nhất trên đời mà không một phú quý, cao sang nào sánh được.
Nước ngoài thường con cháu tổ chức lễ mừng thọ cho ông bà, bố mẹ vào ngày sinh nhật. Tuy nhiên, ở nước ta, không ít người khó nhớ được ngày sinh chính xác của mình nên hay tổ chức mừng thọ lục tuần (60 tuổi), thất tuần (70 tuổi), bát tuần (80 tuổi) cửu tuần (90 tuổi) vào những ngày đầu xuân năm mới Âm lịch. Đây cũng là dịp mọi thành viên trong gia đình, con cháu làm ăn xa có dịp quây quần bên nhau.
Gia đình có người cao tuổi chính là đại hồng phúc. Con cháu có cơ hội mừng thọ ông bà cha mẹ chính là được tiếp thêm niềm vui và niềm tự hào. Do đó, tục mừng thọ được xem là nét văn hóa rất đáng trân trọng.
Nghi thức trong lễ mừng thọ tại mỗi nơi, từng địa phương sẽ có cách tổ chức khác nhau. Về cơ bản, lễ mừng thọ sẽ được tổ chức tại gia. Vào dịp này, con cháu sẽ được chúc thọ rươu, nói những lời tốt đẹp để tỏ lòng biết ơn, mong ước cha mẹ, ông bà sống thọ hơn.
Đồng thời sẽ tặng những lễ vật, món quà nhỏ như tấm áo, chiếc khăn, câu đối, hay phổ biến là tặng tranh mừng thọ để ông bà vui lòng. Người cao tuổi khi được quan tâm, nhìn thấy con cháu quây quần sẽ thấy phấn khởi sẽ hạnh phúc và là động lực để sống lâu hơn với con cháu.
Vì thế, có thể nói mừng thọ cũng chính là cách giáo dục và răn dạy con cháu phải biết ăn ở có trước có sau. Thực hiện đúng bổn phận ăn ở với người đời và xã hội. Đó chính là ý nghĩa của việc mừng thọ người cao tuổi tại Việt Nam ta.
Địa chỉ uy tín bán tranh mừng thọ đẹp
Hiểu hết được ý nghĩa sâu sắc của tranh mừng thọ thì câu hỏi được nhiều người đặt ra là: Tranh mừng thọ đẹp bán ở đâu? Đồ Đồng Việt là địa chỉ uy tín chuyên bán dòng tranh này. Với đa dạng mẫu mã, mức giá phải chăng, đây chính xác là địa chỉ bạn nên ghé thăm để mua được những bức tranh giàu ý nghĩa, phù hợp là quà tặng mừng thọ cho ông bà, người thân.
CỬA HÀNG BÁN TRANH ĐỒNG MỪNG THỌ UY TÍN NHẤT HÀ NỘI,SÀI GÒN WWW.DODONG.VN – 0986.847.296