Đúc tượng đài và đúc tượng Phật lớn đều là những công trình quy mô và cần đầu tư nghiêm túc. Mỗi bức tượng đồng làm ra không chỉ thể hiện sự khéo léo, bàn tay tài hoa của người nghệ nhân mà còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa nhân văn cao cả.
Để bảo đảm tượng sau khi hoàn thiện trông đẹp, tinh xảo, truyền tải được đầy đủ thông điệp cần thiết, địa phương cần giao cho những đơn vị chuyên đúc tượng đài, đúc tượng Phật bằng đồng uy tín và giàu kinh nghiệm.
Tìm hiểu xu hướng đúc tượng đài, đúc tượng Phật tại Việt Nam
Xu hướng đúc tượng đài và đúc tượng Phật đang ngày càng nở rộ tại Việt Nam. Đây không đơn giản chỉ là công trình tạo cảnh quan, không gian cộng đồng tại địa phương, ẩn chứa trong đó còn có rất nhiều ý nghĩa nhân văn:
Ý nghĩa của việc đúc tượng đài
Truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” là nét đẹp văn hóa của người Việt Nam, được truyền dạy từ đời này sang đời khác. Việc thi công các công trình tượng đài là một trong những cách để con cháu đời sau bày tỏ lòng biết ơn và tôn vinh những nhân vật lịch sự đã có công với đất nước.
Hiện nay, xây dựng các không gian công cộng có ý nghĩa và mang vẻ đẹp đô thị là rất cần thiết. Tạo điều kiện cho người dân địa phương cũng như các tỉnh thành khác nỗ lực phấn đấu phát triển hơn.
Đối tượng để đúc tượng đài không gói gọn chỉ là các danh nhân văn hóa nổi tiếng. Mà còn bao gồm những người có công với tỉnh hay địa phương. Chất liệu làm tượng đài phổ biến nhất là bằng đá và đồng.
Ý nghĩa của việc đúc tượng Phật
Tượng Phật có rất nhiều loại và mỗi loại lại mang ý nghĩa khác nhau. Đúc tượng Phật phổ biến nhất phải kể đến những bức tượng Phật Quan Âm, Phật A di đà, Phật Quan thế âm bồ tát, Phật Di Lặc,… Đây đều là những vị Phật hiện thân cho niềm vui, sự từ bi, phước lành và bình an.
Tượng Phật được đúc đẹp, được thờ tự tại nơi chốn linh thiêng, có Tăng Ni, Phật tử tu hành, được truyền lại từ đời này đến đời khác sẽ tỏa ra phúc lớn và có tính linh nghiệm cao.
Một số mẫu tượng đài nổi bật tại Việt Nam
Dọc theo dải đất hình chữ S có rất nhiều tượng đài nổi bật, được truyền thông chú ý và là niềm tự hào của địa phương.
Tượng đài ở Quảng Bình
Đây là tượng đài đặt tại trung tâm thành phố Đồng Hới, gồm 7 nhân vật đúc từ hợp kim đồng. Lấy tượng bác Hồ có chiều cao 5,4m làm trung tâm, còn lại là các nhân vật đại diện cho tầng lớp sĩ, nông, công, thương của tỉnh Quảng Bình. Đằng sau là biểu tượng cánh buồm rẽ sóng ra khơi được làm từ đá xanh cao 20m.
Tượng đài 1000 tỷ tại Sơn La
Đây là tượng đài “Bác Hồ với các dân tộc Tây Bắc” đặt tại quảng trường Tây Bắc (TP.Sơn La). Tượng Bác được đúc bằng đồng cao 7,9 m, đặt trang nghiệm trên bệ đá có chiều cao 4,7 m. Đằng sau là bức phù điêu được chế tác hình bông hoa ban cách điệu 5 cánh đặc trưng Tây Bắc, được chạm khắc rất tinh xảo cả mặt trước và sau.
Tượng đài ở TpHCM
Tượng đài Trần Hưng Đạo ở TpHCM
Tượng đài Đức thánh Trần Hưng Đạo được đúc từ năm 1967 và đặt tại Công trường Mê Linh (Q1). Tượng cao 4m, làm từ bêtông cốt thép, đế tượng cao 12m. Hiện UBND thành phố đang có phương án trùng tu và tôn tạo tượng đài này.
Tượng đài Bác Hồ ở TpHCM
Tượng đài Bác Hồ ở TpHCM được làm từ hợp kim đồng, có chiều cao 4,5m và bệ tượng 2,7m. Tượng được đặt ngay trước trụ sở HĐND, UBND TP.HCM. Đây là công trình có tính lịch sử và nghệ thuật cao.
Một số mẫu đúc tượng Phật đẹp
Việt Nam có rất nhiều công trình đền chùa kết hợp du lịch tâm linh. Đạo Phật vẫn phổ biến nhất nên không thiếu những mẫu tượng Phật đẹp.
Mẫu đúc tượng Phật bằng đồng
Mẫu đúc tượng Phật bằng xi măng
Mời bạn tham khảo thêm một số mẫu tượng đồng đang bán chạy nhất 2022:
- Tượng phật bằng đồng chất lượng cao
- Tượng đồng phong thủy
- Đúc tượng chân dung
- Tượng Thần Tài Bằng Đồng
- Đúc Tượng Đồng Doanh Nhân
- Đồ Đồng Tượng Phúc Lộc Thọ
Báo giá đúc tượng đài, đúc tượng Phật tại địa phương phụ thuộc các yếu tố nào?
Kích thước
Kích thước đúc tượng đài hay tượng Phật rất đa dạng, có thể 10cm, 1-2m, thậm chí 5-7m hoặc hơn tùy yêu cầu của người đặt. Chênh lệch về kích thước dẫn đến giá giữa các kích thước cũng chênh lên từ vài triệu đến vài trăm triệu.
Mẫu mã tượng cần đúc
Tượng càng đòi hỏi nhiều hoa văn, họa tiết cầu kỳ, tinh xảo càng tốn thời gian và sự lao động miệt mài của nghệ nhân. Vì thế, giá chắc chắn cao hơn những bức tượng làm đơn giản hơn và có cùng kích thước rồi.
Chất liệu chế tác tượng
Chất liệu chế tác tượng có thể bằng đá, đồng nguyên chất hay thậm chí chạm khắc thêm bằng vàng, bạc nên mức giá có sự khác biệt là tất yếu.
Vì sao nên đúc tượng đài, đúc tượng Phật bằng đồng thay vì đá, xi măng
Tượng đài hay tượng Phật đều mang trong mình những ý nghĩa cao cả, cần được xây dựng chắc chắn để trường tồn lâu với thời gian. Một trong những yếu tố quyết định đến tuổi thọ bức tượng chính là chất liệu xây dựng.
Chất liệu phổ biến và được xem là tốt nhất để đúc tượng đài và tượng Phật vẫn là đồng. Đồng không dễ bị mốc hay sứt mẻ như đá, cứng nhắc và thiếu tinh xảo như xi măng, mong manh dễ vỡ như thạch cao. Chất liệu này còn có tính dẻo, dễ tạo hình, độ bền cao, không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết, tăng thêm độ sang trọng và tính uy nghiêm cho công trình.
Bởi vậy, đúc tượng đài, tượng Phật bằng đồng luôn là ưu tiên lựa chọn hàng đầu của các cơ quan, đơn vị đang có ý định thi công công trình cho địa phương, khu vực của mình.
7 bước tạo nên quy trình đúc tượng đài, đúc tượng Phật đồng cơ bản
Đúc tượng đài hay tượng Phật bằng đồng đều cần tuân thủ theo quy trình 7 bước cơ bản như sau:
Bước 1: Tạo mẫu tượng
Đây là bước quan trọng để tạo mẫu cho bức tượng. Nghệ nhân dùng đất sét chuyên dụng để đắp thành hình theo như yêu cầu của khách. Sau đó tiếp nhận phản hồi từ khách hàng để chỉnh sửa lại các đường nét để tạo mẫu hoàn chỉnh nhất.
Bước 2: Tạo khuôn đúc tượng đài hoặc tượng Phật
Công đoạn này được xem là khó nhất trong quy trình đúc tượng. Nghệ nhân sẽ dùng trấu, đất sét và giấy gió để tạo khuôn âm bản. Dùng đất bùn ủ trấu kết hợp bột chịu nhiệt để tạo cốt bên trong.
Khuôn nặn xong đem nung ở 700 độ C rồi mới mang đi phơi trong 10 ngày. Chỉnh khuôn theo đúng yêu cầu, mài nhẵn, quét sơn chịu nhiệt rồi nung tiếp ở 500 độ C. Tiến hành ghép khuôn thành khối thống nhất, có lỗ hậu để rót được đồng nung chảy vào.
Bước 3: Chuẩn bị nguyên liệu đồng đúc tượng
Nguyên liệu quan trọng nhất để đúc tượng đài hay tượng Phật chính là đồng, đặc biệt là đồng thanh khiết không lẫn tạp chất. Để đảm bảo độ bền đẹp sẽ cần thêm hợp kim là niken, thiếc và kẽm trộn thêm theo tỷ lệ chuẩn vào.
Bước 4: Nấu chảy đồng
Nấu đồng ở 1200 độ C cho chảy ra thành dạng lỏng. Pha thêm hợp kim tỷ lệ 5% rồi nung tiếp ở nhiệt độ 1250 độ C. Thời gian nung kéo dài từ 10 đến 12 giờ.
Bước 5: Rót đồng vào khuôn
Làm nóng khuôn rồi đổ từ từ, chính xác và thật đều hỗn hợp kim loại đồng và khuôn.
Bước 6: Gỡ khuôn
Chờ khi tượng nguội hẳn mới tiến hành gỡ khuôn.
Bước 7: Hoàn thiện sản phẩm
Nghệ nhân tiến hành sửa nguội bằng cách mài, dũa, điêu khắc các họa tiết theo đúng như thỏa thuận với khách cho từ trước. Có thể mạ vàng theo yêu cầu.
Địa chỉ cơ sở đúc tượng Phật đồng, đúc tượng theo yêu cầu uy tín nhất
Các công trình tượng đài và tượng Phật lớn đều cần được triển khai bởi những đơn vị giàu kinh nghiệm mới đảm bảo được chất lượng. Giữa hàng trăm đơn vị cung cấp dịch vụ đúc đồng, Đồ Đồng Việt vẫn luôn là đơn vị được nhiều địa phương chọn mặt gửi vàng những công trình mang tầm vóc lớn.
Luôn cố gắng truyền tải hơi thở và mang tinh hoa của nghề đúc đồng Việt vào mỗi tác phẩm, chúng tôi luôn được khách hàng đánh giá cao về sự chân thật và tính thẩm mỹ trong từng bức tượng.
Khách hàng trong và ngoài nước có nhu cầu đặt đúc tượng đài, đúc tượng Phật đúc tượng đồng bán thân, có thể liên hệ với Đồ Đồng Việt theo địa chỉ:
- Số 530 Láng Hạ, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, HN
- Số 235 lê Duẩn, P. Nguyễn Du, Q. HBT, HN
- Số 565 Ngô Gia tự, Hải An, Hải Phòng
- Số 180 Quang trung, TP. Tuyên Quang
Hotline: 0969 458 666 – 0969 458 669
- Số 78 Trường Chinh – Tân Bình – TPHCM
- Số 68 Cộng hòa, P4, Tân Bình, HCM
Hotline: ĐT: 0986 464 767 – 077 8998 869
- Số 121 Đường Cách Mạng Tháng 8, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ