Đúc chuông đồng là một trong những đại diện tâm linh không thể thiếu trong nhà thờ, chùa, đền… Tiếng chuông chính là sự nhắc nhở về thức tỉnh, răn dạy con người những giá trị đạo đức văn hóa để sống tốt hơn. Tiếng chuông cũng thể hiện cái hồn của ngôi chùa, đền đó. Để có 1 tiếng chuông chất lượng, âm vang thì chuông cần được đúc đảm bảo bởi những cơ sở đúc chuông chùa, nhà thờ uy tín.
Giới thiệu về chuông đồng
Chuông đồng là một đại diện không thể thiếu trong các công trình tôn giáo, tâm linh như đền chùa, nhà thờ, từ đường… Quả chuông đồng trở thành một nét đẹp văn hóa được treo trên các tháp chuông thuộc nơi được nhiều người chú ý. Vì thế mà từ rất đâu, việc đúc chuông đã trở thành một nghệ thuật của sự khéo tay, cần cù, chăm chút.
Quy trình đúc chuông đồng
Để có một sản phẩm chuông đồng đẹp, bóng có âm thanh đúng chuẩn cần trải qua sự tỉ mẫn và chịu khó của những người thợ. Quy trình đúc chuông đồng gồm 4 bước chính:
- Chọn nguyên vật liệu làm chuông: cách đúc chuông đồng đúng chuẩn khâu chọn nguyên vật liệu cực kỳ quan trọng. Cần chọn đồng nguyên chất, ít tạp chất để có một chiếc chuông đúng chuẩn, đạt chất lượng. Có thể chọn đồng đỏ, đồng vàng để đúc. Tỉ lệ các thành phần cần căn cứ theo tỉ lệ chuẩn được định trước đó. Đồng đỏ thường đắt và được đánh giá cao hơn đồng vàng.
- Nặn khuôn, tạo mẫu khuôn: Đây là một công đoạn quan trọng và khó nhất của việc đúc chuông. Đòi hỏi người thợ phải hiểu về nghệ thuật đúc chuông và có kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Để tạo nên các hoa văn cổ, chuẩn nhất. Tạo khuôn giúp xác định được kích thước, chiều cao, độ dày của chuông. Khuôn thường được làm từ đất, trấu, giấy dó, bột chịu nhiệt. Sau đó dùng nhiệt độ cao (700-1000 độ C để nung) hoặc phơi khô khoảng 15 ngày.
- Kỹ thuật đúc chuông đồng: Để chuông đồng được thành phẩm cần đun ở nhiệt độ cao, đúng thời gian quy định. Thông thường, nơi đúc chuông đồng đòi hỏi nhiệt độ lò phải đạt ít nhất 1000 độ C trong thời gian từ 10-12 tiếng để đồng chảy hoàn toàn. Khi đồng còn nóng, rót vào khuôn đã nung nóng trước đó. Đổ đồng yêu cầu đều tay, đổ vừa khít khuôn. Sau đó để trong vòng 3 ngày sau đó mới dỡ khuôn.
- Quy trình sửa nguội, đánh bóng, làm màu: Loại bỏ đồng thừa, chạm khắc hoa văn và đánh bóng đồng bằng những dụng cụ chuyên dụng. Công đoạn này yêu cầu sự cần cù và tỉ mỉ của người làm chuông.
Tìm hiểu sự khác biệt giữa chuông nhà thờ và chuông chùa
- Thời gian đánh: chuông nhà thờ thường được giật 3 hồi vào giờ kinh lễ (thường là 4 giờ sáng, 12 giờ trưa và 5 giờ chiều), giật 1 hồi để báo hiệu sang giờ mới. Chuông chùa thường được đánh để tụng kinh vào đầu sáng.
- Hình thức phát âm thanh: chuông đồng nhà thờ hay còn được gọi là chuông công giáo phát ra âm thanh bằng cách kéo quả lắc trong chuông. Trong khi chuông chùa thì dùng một chiếc dùi bên ngoài để phát âm thanh.
- Hình thức chuông: Chuông nhà thờ như một chiếc nón trụ, miệng rộng và ngắn hơn chuông chùa. Tuy nhiên được treo lên cao hơn và tiếng chuông vọng xa hơn ở chùa.
Nơi nhận đúc chuông chùa đồng và chuông nhà thờ
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nơi nhận đúc chuông đồng, đúc chuông đồng nhà thờ tuy nhiên không phải nơi đúc nào cũng uy tín với giá đúc chuông hợp lý. Có nhiều địa chỉ người mua sẽ không đảm bảo được thành phần nguyên vật liệu để làm chuông có phải đồng nguyên chất hay chứa nhiều tạp chất khác.Vì vậy, cần tham khảo những nơi nhận chuông đồng uy tín. Đến với Đồ Đồng Việt bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề này. nhận đúc chuông đồng nhà thờ với chất lượng đảm bảo và cho khách hàng kiểm tra kỹ lưỡng sản phẩm trước khi mua. Đặc biệt dodong.vn còn tập hợp nhiều sản phẩm danh tiếng chất lượng của làng đúc chuông đồng, cơ sở đúc gia truyền. Để tạo nên một quả chuông chất lượng cần rất nhiều công sức và sự cần mẩn của những người thợ giỏi. Vì thế, việc mua những sản phẩm chất lượng sẽ giúp duy trì truyền thống, làng nghề đúc chuông một cách tốt nhất. Hãy chọn sản phẩm chuông chùa bằng đồng hoặc chuông đồng nhà thờ tốt của cơ sở uy tín để có những tiếng chuông chuẩn nhất nhé.