Đúc chuông đồng là dịch vụ đang rất phát triển, đặc biệt là những nước có sức ảnh hưởng từ Phật giáo nhiều như Việt Nam. Chuông đồng có rất nhiều loại, là pháp khí linh thiêng xuất hiện nhiều tại các đền, chùa, và phòng thờ gia tiên. Cùng tìm hiểu nguồn gốc của chiếc chuông đồng và tìm hiểu địa chỉ đúc chuông uy tín nhất.
Nguồn gốc của chiếc chuông đồng
Theo Đại Tạng Kinh Việt Nam ghi chép lại thì chuông được phát hiện khoảng 1000 năm trước tại Trung Quốc. Chuông được làm từ những chất liệu đa dạng như đá, gỗ hay đồng, có nhiều kích cỡ, nét khắc cực tinh xảo.
Có những chiếc chuông từ rất nhỏ đến loại nặng hàng chục tấn. Xuất hiện chủ yếu tại các công trình tôn giáo và tâm linh như từ đường, đền, chùa,…
Tại Ấn Độ, chuông được dùng rộng rãi tại chùa chiền, trong cung đình từ rất lâu. Không riêng gì Ấn Độ, các nước lân cận như như Sri Lanka, Myanmar chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Ấn. Người ta hay dùng chuông để tỏ lòng thành của người cầu nguyện. Nhất là khi chấm dứt một khóa lễ.
Tín độ Phật giáo Tây Tạng có niềm tin rằng: Khi niệm chú, nhờ sức quay của chuông mà những câu niệm này sẽ bay đến muôn nơi vạn hướng. Giúp làm vơi bớt đi những nỗi đau trong cuộc đời. Phật giáo Tây Tạng chế tác ra rất nhiều kích cỡ chuông cầm tay cho tín đồ trì niệm. Có cả loại chuông lăn lớn để tín đồ quay.
Ý nghĩa của tiếng chuông đồng với con người
Chuông đồng sử dụng phổ biến tại đình, đền, chùa, miếu Phật giáo. Chuông phát ra những âm thanh trong trẻo, thanh tịnh. Trong Phật giáo, tiếng chuông đồng ẩn chứa nhiều ý nghĩa khác nhau. Giúp con người ta thức tỉnh, sớm giác ngộ và thoát được ra khỏi những đau khổ của cuộc đời.
Tiếng chuông đồng ngân nga như thôi thúc con người ta luôn hướng đến những điều thiện, có lòng vị tha và dễ dàng buông bỏ những sân hận. Sẵn sàng làm những việc tốt đẹp cho công đồng. Vạn vật thêm thảnh thơi, an lạc.
Tiếng chuông chùa được đánh lên hai buổi sớm chiều gợi nhắc những ký ức đẹp đẽ, là tiếng gọi của giác ngộ và thức tỉnh.
Đúc chuông đồng trong Phật giáo có những loại nào
Hiện có 3 loại chuông đồng được dùng nhiều tại tự viện hay đến chùa:
Chuông đồng đại chung
Chuông còn có tên là U minh, được đánh lúc chiều hôm hoặc gần sáng. Đánh đầu hôm là ý nghĩa nhắc nhở rằng cơn vô thường đến với chúng ta không hề báo trước, cực kỳ ngắn ngủi và qua đi nhanh chóng.
Đánh khi sáng sớm là nhắc nhở mọi người nên gắng tu hành để thoát cảnh đau khổ, không vướng mắc tội lỗi và vượt ra khỏi luân hồi sanh tử. Tiếng chuông ban sớm hay chiều không chỉ để cảnh tỉnh cõi dương mà còn dẫn cho cõi âm nữa. Cũng vì thế mà chuông có tên là U minh.
Chuông đồng tiểu chung
Chuồng còn có tên khác là chuông báo chúng. Do kích thước chỉ bằng ½ đại chung nên gọi là tiểu chung. Hình dáng chuông cũng giống U minh, có tác dụng báo giờ chấp tác, bái sám, thọ trai tại các tự viện.
Chuông được đúc bằng đồng, cao 6 đến 8 tấc, được dùng trong các buổi pháp hội nên có tên nữa là “hành lễ chung”. Nhiều cơ sở chế tác chuông loại này nhưng không có kích thước cố định.
Chuông đồng gia trì chung
Chuông thường được đánh khi tụng kinh bái sám. Thời điểm trước khi tụng kinh hay báo lúc sắp hết đoạn kinh đang tụng.
Chuông còn được đánh lên khi lạy Phật một mình. Lúc đông người thì đánh để báo hiệu mọi người cùng lạy cho đồng đều. Chuông gia trì có đủ 3 loại nhỏ, vừa và lớn. Loại vừa và nhỏ thường được Phật tử dùng tại gia nhiều hơn.
Tham khảo thêm một số mẫu Đồ Đồng khác tại Đồ Đồng Việt nhé:
Cách đúc chuông đồng chuẩn tại Đồ Đồng Việt
Đồ Đồng Việt thường tiến hành đúc chuông đồng ngay tại xưởng. Quy trình chế tác hoàn toàn là thủ công truyền thống.
Tạo khuôn: Khuôn gồm 2 phần là âm bản và cốt lót. Được nung nhiệt độ cao là 700 độ C rồi để nguội và ghép lại hoàn chỉnh. Khuôn cần đảm bảo làm chuẩn để khối lượng, kích thước chuông sau hoàn thiện đúng yêu cầu khách hàng.
Nấu đồng: Nguyên liệu đúc chuông gồm đồng và thiếc có tỷ lệ pha chuẩn tuyệt đối. Điều này rất quan trọng do ảnh hưởng trực tiếp đến tiếng chuông hay hay dở. Hỗn hợp kim loại này sẽ được hóa lỏng ở 1200 độ C.
Rót đồng: Sau công đoạn nấu đồng thì tiến hành rót vào khuôn. Quá trình rót sẽ cần cẩn thận, chậm và đều thì thành phẩm mới được như ý.
Sửa nguội và hoàn thiện: Đợi chuông nguội hẳn sẽ được tiến hành dỡ ra khỏi khuôn. Sau đó được sửa nguội, mài dũa, chạm ám hoa văn trên bề mặt chuông theo yêu cầu.
Đúc chuông đồng có nên cho vàng không?
Đối với kỹ thuật đúc chuông đồng thì có 2 yếu tố không được phép sai để tạo ra được quả chuông ngân vang, rền như sấm.
Đầu tiên là kỹ thuật lấy tiếng: Tiếng chuông phải chuẩn khi thỉnh bằng dây kéo hoặc vồ. Âm thanh khi đánh phải ngân và trong, vang vọng tưởng như không dứt. Đây được gọi là kỹ thuật lấy “Thanh”.
Tiếp theo là kỹ thuật tạo hình: Còn gọi là kỹ thuật lấy “Sắc”. Họa tiết trên chuông đồng cần được tạo một cách khéo léo, tỉ mỉ do mang nhiều ý nghĩa về tâm linh nơi cửa chùa.
Chuông đồng tốt phải đảm bảo cả Thanh lẫn Sắc. Phần Sắc còn có thể sửa chứ phần Thanh một khi đã hỏng thì phải bỏ đi để đúc lại. Khi tiến hành lễ đúc chuông, tiếng chuông càng vang xa sẽ càng khiến con chiên, phật tử tự hào.
Nhiều Phật tử phát tâm nên muốn bỏ vàng vào để âm thanh chuông vang xa hơn, khắp làng xã và tới cả khách thập phương. Tuy nhiên, việc cho vàng vào khi đúc chuông chỉ là ước muốn về tâm linh chứ không liên quan đến âm thanh chuông.
Âm thanh chuông đồng có hay hay không đều không phụ thuộc vào số vàng Phật tử bỏ vào. Mà phụ thuộc kỹ thuật và sự khéo léo của người nghệ nhân đúc chuông.
Đối với nhiều Phật tử, vật chất là vật ngoài thân nên muốn bỏ vàng vào cũng không có gì lãng phí. Tuy nhiên, dưới góc độ là người thường thì bỏ vàng khi đúc chuông là lãng phí.
Đúc chuông đồng giá bao nhiêu?
Giá đúc chuông đồng quyết định bởi nhiều yếu tố, trong đó phải kể đến:
Nguyên liệu đúc chuông đồng
Chuông đồng thường được đúc chủ yếu từ đồng đỏ hoặc đồng vàng. Phần lớn nhà chùa thường chọn đồng đỏ nhờ đặc tính bền bỉ, khi pha thiếc vào sẽ cho âm thanh tốt, hình thức chuông là màu trầm cổ nên đẹp mắt hơn.
Chuông đồng đỏ vì thế cũng sẽ đắt hơn chuông đồng vàng nếu xét trên cùng một kích thước. Chuông được xem là đạt chuẩn nếu dùng nguyên liệu thanh khiết có hàm lượng đồng từ 85 đến hơn 90%. Như vậy, chuông sẽ dày, nặng, màu đẹp và tuổi thọ cao.
Kỹ thuật đúc chuông đồng
Có 2 phương pháp chủ yếu trong chế tác chuông đồng là đúc thủ công và đúc bằng máy. Chuông đúc máy chủ yếu loại nhỏ nặng từ 1 đến 3kg. Còn các loại chuông đồng, Đại hồng chung đúc cho các chùa sẽ có kích thước lớn nên sẽ đúc thủ công. Đúc thủ công sẽ tốn nhiều chi phí, thời gian và nhân công nên sẽ có giá cao hơn.
Các mẫu đúc chuông đồng được ưa chuộng nhất
Mẫu đúc chuông đồng cúng tiến vào nhà thờ tổ
Chuông đồng kèm giá gỗ được sơn bóng
Cơ sở đúc chuông đồng uy tín, chất lượng nhất
Xưởng đúc chuông Đồ Đồng Việt đến từ làng đúc đồng Đại Bái, Bắc Ninh. Chúng tôi chuyên đúc chuông đồng, tượng đồng và các đồ thờ cúng khác bằng đồng. Khách hàng là các cá nhân, tổ chức, đền chùa khắp trong và ngoài nước.
Sản phẩm chuông đồng đều đảm bảo chất lượng và uy tín hàng đầu. Có nhiều kích thước lớn, nhỏ được nhiều trụ trì, nhà sư đánh giá cao. Những người tham gia đúc chuông đều là những nghệ nhân có nhiều năm kinh nghiệm.
Hiện chúng tôi có showroom tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh luôn mở cửa để sẵn sàng phục vụ Quý khách hàng. Chuyên nhận đúc chuông theo yêu cầu với giá cả tương xứng với chất lượng sản phẩm.