Quần đảo Trường Sa (tiếng Anh: Spratly Islands; giản thể: 南沙群岛; phồn thể: 南沙群島; bính âm: Nánshā Qúndǎo; tiếng Mã Lai và tiếng Indonesia: Kepulauan Spratly; tiếng Tagalog: Kapuluan ng Kalayaan) là một tập hợp thực thể địa lý được bao quanh bởi những vùng đánh cá trù phú và có tiềm năng dầu mỏ và khí đốt thuộc biển Đông. Tuy nhiên, quần đảo này đang trong tình trạng tranh chấp ở các mức độ khác nhau giữa sáu bên là Brunei, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Malaysia, Philippines, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) và Việt Nam.
Video cột mốc trường sa bằng đồng
https://www.youtube.com/watch?v=OVYkLNHqFhI
Ở cấp độ quốc tế, phạm vi của khái niệm Spratly Islands vẫn chưa được xác định rõ và đang trong vòng tranh cãi.[3] Ở cấp độ quốc gia cũng có các cách hiểu khác nhau. Tuy Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam trên danh nghĩa đều tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo, nhưng khái niệm quần đảo Nam Sa trong nhận thức của Đài Loan và Trung Quốc là bao hàm toàn bộ các thực thể địa lý nằm bên trong phần phía nam của đường chín đoạn. Đối với Philippines, phạm vi tuyên bố chủ quyền của nước này bao trùm hầu hết quần đảo và được gọi là Nhóm đảo Kalayaan.
Về phần Malaysia, nước này đòi hỏi một số thực thể ở phía nam của quần đảo. Cuối cùng, chưa rõ Brunei đòi hỏi cụ thể thực thể địa lý nào vì chỉ thấy nước này đưa ra yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà trong vùng đó có vài thực thể thuộc biển Đông
Ý nghĩa cột mốc trường sa Việt nam
Quần đảo Trường Sa là một tập hợp gồm nhiều đảo san hô, cồn cát, rạn đá (ám tiêu) san hô nói chung (trong đó có rất nhiều rạn san hô vòng, tức rạn vòng hay còn gọi là rạn đá san hô vòng, “đảo” san hô vòng) và bãi ngầm rải rác từ 6°12′ đến 12°00′ vĩ Bắc và từ 111°30′ đến 117°20′ kinh Đông, trên một diện tích gần 160.000 km²[5] (nguồn khác: 410.000 km²) ở giữa biển Đông.[Ghi chú 1] Quần đảo này có độ dài từ tây sang đông là 800 km, từ bắc xuống nam là 600 km với độ dài đường bờ biển đạt 926 km.[6][7] Mỗi tài liệu lại có một con số thống kế riêng về số lượng thể địa lý của quần đảo này: hơn 100 đảo và rạn đá ngầm (CIA),[6] 137 “đảo-đá-bãi” (Nguyễn Hồng Thao),[8] khoảng 160 đảo nhỏ-cồn cát-rạn đá ngầm-bãi cát ngầm/bãi cạn-bãi ngầm đã đặt tên (Trung Quốc).
Tổng diện tích đất nổi của quần đảo rất nhỏ, không quá 5 km²] (nguồn khác: 11 km²) do số lượng đảo thực sự rất ít mà chủ yếu là các rạn san hô thường và rạn san hô vòng chìm ngập dưới nước khi thủy triều lên. Các hòn đảo san hô ở Trường Sa tương đối bằng phẳng và thấp, ngay cả khi so sánh với một quần đảo san hô khác gần đó là quần đảo Hoàng Sa. Theo CIA, điểm cao nhất của Trường Sa nằm trên đảo Song Tử Tây với cao độ 4 m so với mực nước biển.
Địa hình và địa chất
Quần đảo Trường Sa là một vỉ lục địa bị nhận chìm vào đầu đại Kainozoi do tách giãn lục địa Đông Nam Á, xoay chuyển và trượt dần về phía tây nam.[10] Thềm lục địa Trường Sa là một dải địa hình tương đối hẹp, kéo dài tự nhiên của các đảo từ độ sâu 0–200 m quanh đảo, sâu từ 60 đến 80 m. Thành phần cấu tạo dải này thường là các mảnh vụn san hô, chủ yếu là hạt thô. Trong khi đó, sườn lục địa Trường Sa là một dải bao quanh thềm lục địa, kéo dài từ mép thềm lục địa đến độ sâu 2.500 m, có nơi lên tới hơn 3.000 m. Thành phần cấu tạo chủ yếu là từ đá gốc. Các bãi ngầm có bề mặt sườn là các bề mặt đổ dốc từ độ sâu 170 đến 1.500 m. Sườn của các rạn đá ngầm như đá Tây, Vành Khăn, Phan Vinh có sườn dốc gần như thẳng đứng.[11]
Cả quần đảo bị chia cắt bởi các hệ thống đứt gãy có phương đông bắc – tây nam và tây bắc – đông nam, gồm ba nhóm chính là nhóm đứt gãy đông bắc – tây nam (nổi bật nhất), nhóm đứt gãy tây bắc – đông nam và nhóm đứt gãy hướng kinh tuyến – á vĩ tuyến (lệch so với vĩ tuyến).[12] Ba nhóm này chia quần đảo Trường Sa thành ba cụm đảo có quy mô khác nhau:
- Cụm thứ nhất: tập hợp các thực thể ở phía bắc Trường Sa với mật độ phân bố dày và đồng đều, như cặp đảo Song Tử, bãi Đinh Ba, đảo Thị Tứ, Loại Ta, đá Cá Nhám, đảo Ba Bình, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn và đá Lớn.
- Cụm thứ hai: tập hợp các thực thể ở phía đông và đông nam Trường Sa với mật độ phân bố thưa và đều, như đảo Bình Nguyên, Vĩnh Viễn, đá Vành Khăn, bãi Cỏ Mây, bãi Suối Ngà, đá Suối Ngọc, đá Núi Le, Tốc Tan, Phan Vinh, đá Tiên Nữ và đá Công Đo.
- Cụm thứ ba: tập hợp các thực thể ở phía nam và tây nam, phân bố rời rạc và rất không đồng đều về mặt kích thước, như đá Lát, đảo Trường Sa, đá Tây, đá Đông, đá Châu Viên, đá Chữ Thập, đảo An Bang, đá Thuyền Chài, đá Kỳ Vân, bãi Kiêu Ngựa và bãi Thám Hiểm.[13]
Lịch sử hình thành các đảo thuộc quần đảo Trường Sa bắt đầu từ cuối thế Pleistocen, đầu thế Holocen, và đa số chúng là phần nhô cao của các rạn vòng.[14] Theo Nguyễn (1985), các rạn vòng nơi đây được đặc trưng bởi dạng kéo dài theo hướng đông bắc-tây nam, trong khi các đảo và mỏm đá ngầm thường nằm trên góc tây bắc, trái ngược với quy luật phân bố đảo trên các rạn vòng khác trên thế giới. Nguyên nhân của các hiện tượng vừa đề cập có thể là vì hướng gió đông bắc – tây nam và hoạt động kiến tạo trong kỉ Đệ tứ.[15] Tại các rạn vòng này, cấu tạo của đảo nổi và hành lang san hô xung quanh đảo có ít sự khác biệt. Hành lang này thường có diện tích gấp từ 4 đến 35 lần so với diện tích đảo.[16]
Các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu một số đảo như Nam Yết, Song Tử Tây, Trường Sa và phân chia địa hình tại đây thành ba mực địa hình theo độ cao, gồm 0,5-1,5 m; 2,0-3,5 m và 4,5–6 m, trong đó mực địa hình 4,5–6 m chỉ có ở phía tây đảo Song Tử Tây (cao nhất quần đảo). Trên một số đảo có một số túi nước ngọt ngầm ở tầng nông, hình thành khi nước mưa ngấm xuống. Tuy nhiên, trữ lượng và chất lượng loại nước này thay đổi theo không gian – thời gian và bị lẫn tạp chất ở tầng đất mặt cũng như lẫn nước biển; tính kiềm yếu là đặc trưng của nguồn nước này.[17] Ngoài ra, diện tích các đảo cũng thay đổi tuỳ theo mùa; vào mùa đông diện tích giảm và tăng vào mùa hè.[18] Sự sống còn của đảo lệ thuộc vào sự phát triển của san hô; nếu san hô chết sẽ khiến đảo dễ bị sóng và gió bão bào trụi
Nguồn: https://vi.wikipedia.org