Cách bốc bát hương gia tiên, thần linh đúng cách – dodong.vn

Bốc bát hương gia tiên trong văn hóa thờ cúng mang ý nghĩa tâm linh cao. Nhiều gia chủ muốn tìm hiểu cách tự bốc bát hương. Tùy vào cách thực hiện của gia chủ mà mang đến điềm may hay vận xui cho gia chủ. Cùng tìm hiểu nghi thức bốc bát hương gia tiên, thần linh, thủ tục bốc và lưu ý sau khi bốc bát hương.

Một số điều cần biết trước khi bốc bát hương

Bát hương là gì?

Bát hương là một vật linh thiêng nhất trên bàn thờ và dùng thờ cúng trong gia đình. Đây là nơi con cháu thắp hương tưởng nhớ và cầu cúng hướng tới Phật pháp, các vị thần linh và tổ tiên để cầu mong sự an khang thịnh vượng và tỏ lòng hiếu thuận.

Bát hương không đơn giản chỉ là nơi cắm hương, gia chủ cần biết cách thờ cúng và chăm sóc bát hương trên bàn thờ đúng cách. Quan trọng nhất là phải thực sự thành tâm để tăng thêm độ chứng của gia tiên đối với gia chủ.

Khi gia chủ thắp 1 nén hương cũng là lúc sợi dây vô hình giữa cõi tâm linh và cõi dương được thiết lập. Thần linh, gia tiên tiền tổ sẽ về ngự trị trên mỗi bát hương. Vì thế nếu bát hương uế tạp hoặc có những sự không hợp lẽ, sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến gia chủ.

Bát hương là gì?
Bát hương là gì?

Theo cổ nhân, việc thờ cúng có thể chia làm 3 cấp bậc. Quan trọng nhất là thờ Phật để cầu mong sự bình an thanh thản đến với gia chủ, giải thoát tai ương hướng về cõi Niết bàn. Tiếp đó là thờ Thần, gồm nhiều vị như thờ thổ công, long mạch, thần tài, thần lộc, tiền chủ hậu chủ, cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn.

Sau cùng là thờ gia tiên tiền tổ là những người đã khuất trong dòng họ nhà mình, mong được tiền nhân phù hộ, độ trì trên mọi bước đường của cuộc sống. Như thế để trọn vẹn việc thờ phụng, gia chủ phải có ít nhất hai ban thờ. Ban thờ Phật có một bát hương. Ban thờ còn lại có thể thờ chung Thần và gia tiên nhưng lại phải có 3 bát hương. Bởi vì ngoài thần linh và gia tiên thì bắt buộc phải có bát hương thờ riêng Bà cô Tổ, là người đại diện giữa Thần linh và gia tiên của mỗi gia đình. Bốc ba bát hương sẽ mất tương đối nhiều thời gian.

Cách đặt bát hương đúng?

Đặt bát hương trên bàn thờ phải tuân theo một nguyên tắc nhất định, bất di bất dịch. Cổ nhân cho rằng, bát hương phải có sự phân chia riêng cấp bậc: Bậc cao nhất là Phật tổ, thấp hơn một chút là các vị Thần linh và cuối cùng là gia tiên tiền tổ.

Trong phong tục thờ cúng, thông dụng nhất thì ban thờ Phật có riêng một bát hương. Bát hương này không cần to hơn nhưng bắt buộc phải cao hơn các bát hương khác. Trên bàn thờ thần linh thường có 3 bát hương, khi đứng ở vị trí cúng lễ nhìn lên bát hương dành cho Bà cô Tổ ở bên trái, thần linh chúa đất ở chính giữa và gia tiên nằm bên phải. Nhiều quan niệm cho rằng trong 3 bát hương này thì bát hương dành cho Thần linh bao giờ cũng to hơn và đặt cao hơn một chút so với 2 bát hương còn lại.

=> Xem thêm cách đặt bát hương hợp phong thủy nhất

Nghi thức bốc bát hương thần linh là gì? Tại sao phải bốc bát hương?

Từ xưa, tục bốc bát hương gia tiên còn được gọi là thay bát hương. Đối với văn hóa thờ cúng của người Việt, đây là thủ tục tâm linh không thể thiếu.

Cách bốc bát hương gia tiên cần hết sức chú ý. Nghi thức này thường được thực hiện vào cuối năm. Nghi thức bốc bát hương thờ gia tiên còn có cách gọi đơn giản hơn là thay bát hương. Gia chủ sẽ tiến hành bốc bát hương mới và tỉa chân nhang giúp xua đi những điều không may mắn, xui xẻo của năm cũ để chào đón năm mới nhiều tài lộc hơn.

Chọn thời điểm thích hợp để thực hiện bốc bát hương

Trước khi học cách bốc bát nhang, cần biết khi nào là đúng thời điểm. Thời điểm thích hợp nhất để bốc bát hương chuẩn, đúng phong thủy là vào dịp cuối năm. Nghi thức bốc bát hương nhằm xua đi xui xẻo và mong cầu những điều tốt đẹp.

Rất nhiều gia chủ chọn thay bát hương vào ngày 23 tháng Chạp để tiễn ông Táo về trời. Theo phong thủy, ngày bốc bát hương không quá quan trọng. Quan trọng là gia chủ phải có lòng thành đối với ông bà tổ tiên. Tuy nhiên, người xưa vẫn có câu: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vì thế, gia chủ vẫn nên chọn ngày tốt để thực hiện nghi thức bốc bát hương gia tiên, tránh làm vào ngày đại kỵ, tam nương, nguyệt kỵ,…

Các vật dụng cần thiết khi bốc bát hương

Bốc bát hương gia tiên cần những gì? Trước khi tiến hành bốc bát hương, gia chủ cần chuẩn bị một số vật dụng như sau:

Các vật dụng cần thiết khi bốc bát hương
Các vật dụng cần thiết khi bốc bát hương
  • Bát hương, để chọn được bát hương tốt nhất hãy Khám phá 3 bước chọn bát hương thờ gia tiên phù hợp phong thủy được rút ra kinh nghiệm lâu năm của Đồ Đồng Việt nhé!
  • Tro đốt từ trấu bọc gạo, tro nếp hoặc cát tùy vào văn hóa mỗi vùng miền.
  • Tờ hiệu để ghi tên người được thờ.
  • Bộ thất bảo (cốt bát hương) thạch anh, mã não, bạc, ngọc, xà cừ, san hô đỏ, vàng nhưng phải là hàng thật mới linh nghiệm. Tại sao nên mua thất bảo hãy xem ngay bài viết Thất bảo trong bát hương có tác dụng gì nhé
  • Gói thạch anh ngũ sắc, gừng, rượu trắng, giấy trang kim, chỉ ngũ sắc, trầm hương, ngũ vị hương.
  • Các dụng cụ cần thiết khác như chậu, thau,…
  • Sắm đồ lễ: Tùy gia chủ thờ thần linh, Phật hay gia tiên mà sắm đồ lễ khác nhau.

Trước khi tiến hành bốc bát hương, gia chủ cần tắm rửa, vệ sinh tay, chân sạch sẽ. Nên có bộ chuyên mặc cho những khi cần thực hiện nghi lễ liên quan đến thờ cúng. Phụ nữ đang đến tháng phải kiêng kỵ.

=> Xem ngay: Mua gì để bốc bát hương bằng đồng?

Các thủ tục bốc bát hương

Thủ tục bốc bát hương gia tiên sẽ khác cách bốc bát hương thờ phật tại gia hay cách bốc bát hương ngoài trời. Gia chủ cần thực hiện cẩn thận và đúng theo các bước hướng dẫn tự bốc bát hương như sau:

Trước khi bốc bát hương

Bát hương khi mới mua về cần rửa qua nước muối và rượu gừng pha nước hoa. Nước rửa bát hương cần đổ ra sân hay vẩy quanh nhà. Tuyệt đối không được đổ xuống cống rãnh.

Các bước bốc bát hương

Vậy bốc bát hương như thế nào cho đúng? Cách lập bát hương mới ra sao? Đồ Đồng Việt xin được hướng dẫn bốc bát hương, bốc bát nhang bàn thờ gia tiên để gia chủ nếu muốn tự bốc bát hương có thể hình dung được.

Các bước bốc bát hương
Các bước bốc bát hương

Tẩy uế, tẩy trần

Sử dụng nước Ngũ vị hương để tẩy trần cho bát hương thờ cúng, bàn thờ, lễ vật cần dâng cúng, bày lên bàn thờ. Dùng khăn sạch mềm để lau khô. Bắt buộc khăn phải là khăn mới và đã được giặt sạch.

Bài trí

Tiến hành bài trí bát hương và các lễ vật đã chuẩn bị lên bàn thờ theo đúng vị trí. Lưu ý bát hương đặt xong là cần cố định luôn.

Ghi bài vị

Đây là bước rất quan trọng trong cách bốc bát hương thờ cúng. Bài vị dùng cho nghi thức bốc bát hương cần lưu ý phải ghi chữ dọc theo tờ giấy viết bài vị.

Nội dung cần ghi trong mỗi bài vị sẽ như sau:

  • Bát hương Thần linh, Thổ công: Bài vị ghi: “Phụng thờ Thần linh, Thổ công, Thần Long mạch Chư vị Chân linh”
  • Bát hương thờ Gia tiên: Bài vị ghi “Phụng thờ Thủy tổ họ … Tộc Chi Thần vị”
  • Bát hương thờ Bà Cô tổ: Bài vị ghi “Phụng thờ Bà Cô tổ họ … Tộc Chi thần vị”

Chú ý:

  • Không nên ghi tên riêng từng người trong bài vị vì như thế rất dễ làm thiếu tên.
  • Bát hương thờ Bà Cô tổ chỉ để thờ những người phụ nữ trong dòng họ bị chết trẻ, chưa chồng. Không được dùng để thờ chung với Bà Cô và ông Mãnh.
  • Bát hương thờ Gia tiên, Tiền tổ để thờ những người đàn ông trong họ và những người phụ nữ làm dâu dòng họ. Tuy mang họ khác nhưng lấy chồng sẽ theo họ chồng.
Bài vị dùng cho nghi thức bốc bát hương cần lưu ý phải ghi chữ dọc theo tờ giấy viết bài vị
Bài vị dùng cho nghi thức bốc bát hương cần lưu ý phải ghi chữ dọc theo tờ giấy viết bài vị

Bốc bát hương gia tiên

Để biết cách bốc bát hương thần linh đúng, gia chủ cần đốt 1 bó hương to rồi hơ lên khắp bàn thờ và đồ vật bài trí trên đó cho bàn thờ được sạch sẽ. Đây là cách đốt tro bát hương. Sau đó, để tro hương vào riêng một chiếc đĩa sắt cho nguội.

Gói tất cả tiền âm, dương, cốt hương, vàng, bạc, Thất Bảo vào bài vị. Sau đó dùng 01 tờ giấy Trang kim để bọc lại giúp bảo vệ bài vị.

Bốc 1 nắm tro hương vừa đốt cho xuống đáy bát hương, đặt Bài vị và cốt bát hương thần linh, gia tiên đã chuẩn bị vào bát hương.

Lúc đặt bài vị, gia chủ cần xưng tên, tuổi và xin phép được bốc bát hương thờ Thần linh, Thổ công hoặc Gia tiên,… Mong thần phật, tổ tiên hiển linh và linh ứng vào bát hương để gia đình được thờ phụng.

Tùy mong cầu của bản thân mà gia chủ tâm niệm những điều mong muốn. Bốc tro vào bát phải dùng tay lắc nhẹ cho tro lắng đều xuống. Phải dùng tay lắc chứ không được dùng tay ấn.

Cách bỏ tro vào bát hương cần đếm đúng 01 bốc tro hương đầu tiên thêm 08 bốc tro nếp tạo thành con số 09. Đây con số được tính dựa trên quy luật: Sinh – Lão – Bệnh – Tử thì vào chữ “Sinh” và số 9 cũng có nghĩa là trường cửu. Hãy chú ý để biết cách đổ tro vào bát hương sao cho chính xác.

Cúng an vị bát hương

Sau khi thực hiện đúng hướng dẫn cách bốc bát hương gia tiên tại nhà, cách bốc bát hương quan thần linh, để nhập bát hương gia tiên, gia chủ đặt bát hương lên bàn thờ. Rửa lại tay, chỉnh lại trang phục để sắp lễ mâm cúng trên bàn thờ. Sau đó dâng 5 nén hương để làm lễ cúng an vị bát hương.

Làm lễ cúng an vị cho bát hương
Làm lễ cúng an vị cho bát hương

Mâm lễ cúng gồm:

  • 5 quả cau, 5 lá trầu, 1 con gà luộc, 1 đĩa xôi trắng và mâm cơm gồm 5 món mặn.
  • 5 Vàng khối hoa (xanh, đỏ, tím, vàng, trắng), 2 bộ quần áo Thổ công, 2 bộ quần áo ông bà, 2 bộ cô cậu, 10 lễ vàng tiền, 5 đinh vàng, 5 đinh tiền.
  • 1 đĩa hoa quả gồm 5 loại quả.
  • 5 Bó hương, 9 bông Cúc vàng, 1 bông Hồng.
  • 1 Bình, 5 Chén rượu.
  • 5 Bánh, 1 oản, 1 chóe nước (lấy nước đun dưới bếp).
  • 5 Gói kẹo, 5 hộp bánh loại nhỏ.
  • Vàng mã đem hóa 1 nửa, nửa kia hóa sau 100 ngày.

Nhớ có văn khấn cầu thần chủ khi bốc bát hương để thêm linh nghiệm.

Các lưu ý sau khi bốc bát hương

  • Mỗi khi sắp xếp lại bàn thờ gia tiên thường là ngày 23 và 30 tháng Chạp, gia chủ cần khấn vái, xin phép thần linh, ông bà tổ tiên. Chỉ được phép di chuyển lọ hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn,…Bát hương và bài vị đã được định vị nên không được phép xê dịch.
  • Muốn vệ sinh bát hương, bài vị cần lấy tay giữ không cho xoay, lấy khăn sạch ẩm rồi dùng rượu gừng, nước hoa lau cho sạch.
  • Nếu thấy chân hương quá nhiều hãy rút bớt. Tuy nhiên, nhớ để lại 5 chân. Đồng thời, khi chân hương quá nhiều cần rút bớt, nhớ để lại 5 chân. Những chân nhang đã nhổ cần đốt rồi thả tro xuống sông suối.
  • Bát hương bỏ đi, bốc bát hương thờ vong cần thả xuống sông suối, nên lót 1 miếng xốp nổi. Không được vất nơi u uế. Nếu xử lý không đúng rất dễ gặp phải xui xẻo.
  • Khi cầu cúng phải mở cửa rộng, thắp đèn trước, rót nước và rượu, thắp hương và khấn cúng. Chú ý chỉ thắp 3 hoặc 5 nén hương vì 3, 5 là số lẻ, thuộc Dương mà Dương thờ Âm là phù hợp. Thắp quá nhiều hương sẽ mở đường cho Thập loại chúng sinh, gây ra sự lộn xộn, phiền nhiễu đến  Thần linh, Tổ tiên mình thỉnh cầu.
  • Thắp hương phải để hương cháy đều, dùng tay phẩy nhẹ để tắt lửa chứ không được thổi. Cắm hương phải cắm thật ngay ngắn mới dẫn cho lời khẩn cầu đi đúng hướng.
  • Trường hợp bát hương bỗng nhiên bốc cháy, hoá bát hương thần linh, người xưa cho rằng đây là điềm hóa âm là khi chân hương cháy âm ỉ từ trong ra ngoài. Thường liên quan đến thờ cúng, mồ mả. Hóa dương là khi cháy từ trên xuống liên quan đến cuộc sống hàng ngày, nhà cửa. Cần để hương tự hóa hết chứ không được dùng nước dập đẻ không gây tình trạng “Thuỷ Hoả giao tranh”.
  • Ngoài ra bạn cần biết cách tôn bát hương, cách nhập bát hương và cách dồn bát hương trong phong thủy.
Bát hương hóa âm
Bát hương hóa âm

Ngoài ra còn có một số câu hỏi hay gặp như:

Có nên bốc lại bát hương không?

Bát hương khi đặt trên bàn thờ là cố định. Là nơi để cắm hương và cũng là nhà nơi thần linh, ông bà, tổ tiên trú ngụ, là cây cầu kết nối giữa âm và dương. Nếu trong quá trình sử dụng, đối với những trường hợp sau, gia chủ có thể bốc lại bát hương gia tiên:

  • Bát hương bị rạn, xước, xuống màu,…
  • Bát hương cũ nhưng không có Dị Hiệu bên trong.
  • Bát hương cũ không được nạp cốt thật mà là cốt giả.
  • Bát hương bị hóa, khi lau dọn không may làm vỡ,…

Cách bốc lại bát hương gia tiên, cách tự bốc bát hương thần linh được thực hiện như trên. Khi phong tục tập quán cúng lễ vẫn luôn là một nét đẹp trong văn hóa phương Đông, thể hiện sự uống nước nhớ nguồn, thành kính với các bậc tiền nhân thì tục bốc bát hương cũng trở thành nhu cầu thiết yếu của nhiều gia đình trong việc lập ban thờ.

Thế nhưng lợi dụng lòng kính ngưỡng của gia chủ, không ít đối tượng hành nghề mê tín dị đoan chớp thời cơ để kiếm tiền bất chính, vẽ ra đủ thứ lễ lạt, bùa chú cần phải có để yểm bát hương, thực chất là việc moi tiền từ hầu bao của gia chủ.

Tự bốc bát hương được không? Tự bốc bát hương sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu gia chủ làm không đúng cách. Một lần nữa cần phải khẳng định, theo quan niệm của cổ nhân, chỉ những nhà tu hành ở các chùa chiền, đại diện cho Phật pháp mới có đủ đạo hạnh, phẩm chất, sự thanh tịnh để bốc bát hương.

Nếu vẫn chưa chọn được một bát hương đẹp và hợp phong thủy thì hãy xem ngay những mẫu bát hương đồng cao cấp tại Đồ Đồng Việt nhé:

Đồ Đồng Việt – Hà Nội

Số 235 Lê duẩn – Hà Bà Trưng – Hà Nội

Điên thoại: 04.668.34296 – 0969. 458.666

Hotline: 0986.847.296 – 0968.595.185

Đồ đồng quà tặng – www.dodongquatang.vn

Đồ đồng thờ cúng – www.dodong.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *