CÁCH BÀI TRÍ BÀN THỜ GIA TIÊN TRONG NHÀ – đồ đồng

CÁCH BÀI TRÍ BÀN THỜ GIA TIÊN TRONG NHÀ

Ngày  23 tháng Chạp , là ngày tiễn ông Táo lên Trời báo cáo tình hình làm ăn trong năm của Gia chủ , cũng là ngày mà người ta có thể rút bớt chân nhang và lau dọn bàn thờ . Có nhiều bài viết về cách bố trí bàn thờ gia tiên trong nhà . Nay nhân tiện cuối năm , dienbatn xin chia sẻ những kinh nghiệm bố trí bàn thờ Gia tiên trong nhà cùng các bạn , nếu bạn nào chưa làm đúng thì sẽ có cơ hội sửa chữa lại .

1/ CÁC BAN THỜ TRONG NHÀ : Thông thường trong nhà người ta có các bàn thờ : Bàn thờ Phật , bàn thờ Thần linh và gia tiên , bàn thờ ông Địa – Thần Tài , bàn thiêng ngoài trời thờ 9 phương Trời , 10 phương Phật , ngoài ra tuỳ gia chủ có thêm các ban thờ Mẫu , ông Hoàng , bà Chúa , các cô , các cậu hay thờ 5 Ông …..dienbatn xin nêu các đặc điểm riêng của một số ban thờ như sau :

 1/ Ban thờ Phật : Thường được lắp đặt nơi cao nhất trong phòng thờ của gia đình , trên bàn thờ có ảnh của vị Phật mà mình muốn thờ ( Thông thường người thường chỉ thờ ảnh Phật , các Thày hay Sư mới thờ tượng ) . Chính giữa có bát nhang hay lư trầm . Bên cạnh có bình bông và đĩa trái cây , 3 chung nước , cặp đèn cầy hay đèn điện . Tuyệt đối không được đặt đồ lễ mặn và giấy tiền vàng bạc trên bàn thờ Phật . Khi cúng Phật , phải tuyệt đối dùng đồ chay .

 2/ Bàn thờ Thần linh : Thường được đặt chung với bàn thờ Gia tiên . Bát nhang thờ Thần linh đặt chính giữa và cao hơn hai bát nhang còn lại . Đằng sau bát nhang có bài vị thờ Thần . Thường chỉ có một chữ Thần ( 神 ) hay chữ Thần Tiên Linh ứng (  神 仙 灵 應 ) . Thần linh ở đây bao gồm : Quan đương Niên hành Khiển hàng năm , Thành Tào Phán Quan , Ngũ phương Ngũ Thổ Long Thần , Tiền hậu Địa chủ Tài Thần , Thần hoàng bản xứ , Thần Hoàng Bản Cảnh , Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa .  Ngài định Phúc Táo quân  . Ngài Phúc Đức chính Thần . Các Ngài Ngũ Phương , Ngũ Thổ , Long mạch tài Thần . Ngài Bản Gia Táo Quân . Các ngày Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực …

 Trước bát nhang người ta thường để 3 chén nước trên cùng một cái khay bằng sứ dài . Về cuối năm hay đầu năm , người ta thường cúng một bộ đồ quan Thần linh bao gồm mũ , áo , ủng , ngựa theo ngũ hành ( Vàng , trắng , đen , xanh , đỏ ) và 1000 vàng hoa theo màu bộ quan Thần linh . Thờ Thần có thể cúng mặn như xôi , gà …

QUAN ĐƯƠNG NIÊN HÀNH KHIỂN CÁC NĂM .

1/ TÝ : QUAN CHU VƯƠNG hành khiển , Thiên ôn hành binh chi Thần Lý Tào Phán quan .

2/ SỬU : QUAN TRIỆU VƯƠNG hành khiển tam thập lục phương hành binh chi Thần , Khúc Tào Phán quan .

3/ DẦN : QUAN NGỤY VƯƠNG hành khiển , Mộc chi Thần , Tiêu tào Phán Quan .

4/ MÃO : QUAN TRỊNH VƯƠNG hành khiển , Thạch tinh chi Thần , Liễu Tào Phán quan .
5/ THÌN : QUAN SƠ VƯƠNG hành khiển , Hỏa tinh chi Thần , Biểu Tào Phán quan .
6/ TỴ : QUAN NGÔ VƯƠNG hành khiển , Thiên hải
chi Thần , Hứa Tào Phán quan .
7/ NGỌ : QUAN TẦN VƯƠNG hành khiển , Tiên Tào chi Thần . Nhân tào Phán quan .
8/ MÙI : QUAN TỐNG VƯƠNG hành khiển , Ngũ đạo chi Thần , Lâm Tào Phán quan .
9/ THÂN : QUAN TỀ VƯƠNG hành khiển , Ngũ Miếu chi Thần , Tống Tào Phán quan .
10/ DẬU : QUAN LỖ VƯƠNG hành khiển , Ngũ Nhạc chi Thần , Cự Tào Phán quan .
11/ TUẤT : QUAN VIỆT VƯƠNG hành khiển , Thiết bá chi Thần , Thành Tào Phán quan .
12/ HỢI : QUAN LƯU VƯƠNG hành khiển . Ngũ ôn chi Thần , Nguyễn Tào Phán quan .
CHÚ THÍCH : 12 vị Đại Vương hành khiển cái quản 12 năm , mỗi vị đều có một vị Phán quan gíup việc

 3/ Bát nhang thờ Cửu Huyền Thất Tổ : ( 九玄七祖 ) : Cửu Huyền Thất Tổ ở đây là nói tắt . Đúng ra là Cửu Huyền Thất Tổ nội ngoại tôn thân – Tức là tứ thân phụ mẫu nhiều đời nhiều kiếp của cả bên nội và bên ngoại . Không nên chia ra làm bàn thờ bên nội và bàn thờ bên ngoại . Bát ngang này thờ tất cả các Đời của 4 dòng họ nội ngoại chứ không hẳn chỉ có 9 đời như người ta thường hiểu sai . Thậm chí có nhiều bát nhang Linh thiêng có thể nối nhịp cầu với vài chục đời , thậm chí hàng trăm đời trước . Bát nhang Cửu Huyền Thất Tổ nội ngoại tôn thân được đặt ở phía tay phải người đứng lễ , hay tay trái từ trong bàn thờ nhìn ra . Phía sau thường đặt bài vị hay ảnh thờ . Phía trước cũng có 3 chén nước trên cùng một cái khay bằng sứ dài . Bên cạnh người ta đặt một bình bông tùy ý , thường là bông có mầu sắc vàng , đỏ …
 4/ Bát nhang Bà Cô – Ông Mãnh Tổ ( 婆 祖 翁 猛 姑 )  : Bát nhang Bà Cô – Ông Mãnh Tổ dùng để thờ những người chết trẻ , chưa vợ , chưa chồng nhiều đời nhiều kiếp của cả bên nội và bên ngoại . Thông thường trong số đó thường có một vài Bà Cô Tổ hay Ông Mãnh Tổ của một vài đời rất linh thiêng , thường theo phù hộ cho con cháu . Trong những buổi gọi hồn , thường các vị này xin ra đầu tiên rất linh thiêng . bát nhang của Bà Cô – Ông Mãnh Tổ được đặt ở phía bên tay trái người cúng hay bên tay phải từ trong bàn thờ nhìn ra . Phía trước cũng có 3 chén nước trên cùng một cái khay bằng sứ dài . Bên cạnh người ta đặt một bình bông nhưng ở đây bắt buộc là bông có màu trắng , tượng trưng cho sự tinh khiết của họ vì họ chưa có lập gia đình .
2/ CÚNG LỄ :
 Mâm ngũ quả :
Mâm cơm cúng :
 Người ta thường cúng lễ vào các dịp giỗ , tết … Bàn thờ Gia tiên nói chung có thể cúng mặn hay chay , nhưng kết cấu vẫn như ở trên .
 Khi cúng thường có các đồ lễ như : Trầu , cau , rượu , thuốc lá , giấy tiền vàng bạc thật và giả , đèn , nến , đĩa muối gạo . Có thêm 3 chung trà , 3 chung rượu , 3 chung nước để tượng trưng cho Tam tài :
 Thiên : Có Nhật – Nguyệt – Tinh tú .
 Địa : Có Thủy – Hỏa – Phong .
 Nhân : Có Tinh – Khí – Thần .
 Có 9 ngọn nến , 2 ngọn đặt trước tượng trưng cho Nhật – Nguyệt , 7 ngọn để ở hàng sau tượng trưng cho Thất tinh là chòm sao bắc Đẩu – Quê hương , cội rễ của loài người .
 Trong các lần cúng nên có sớ để tâu trình ( các bạn có thể in các lá sớ dienbatn đã viết trong Blog này để sử dụng ) .
 LƯU Ý : 1/ Các bát nhang nên dùng keo dán sắt dán chặt vào bàn thờ để tránh trường hợp khi lau chùi bị động bát nhang , khó làm ăn .
 2/ Chân nhang chỉ nên rút bớt vào ngày 23 tháng chạp và hoá cùng tiền giấy vàng .
 3/ Khi hoá vàng nhớ đổ vài ly rượu vào để khí bốc lên ( Tương tự như ta phải trả phí khi gửi bưu phẩm ) . Không dùng nước để dập lửa khi đốt vàng mã .
 4/ Nên thắp mỗi bát một nén nhang lúc bình thường ( cắm vào giữa ) ; Thắp 3 nén hàng ngang khi cầu xin điều gì ? Thắp 5 nén hình chữ thập trong các ngày giỗ , tết .
Chúc các bạn một năm mới bình an và tràn đầy hạnh phúc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *