Người Việt từ xưa đã có phong tục thờ cúng các vị bồ tát hay thờ quan công và cả bà tổ cô…Vậy cụ thể thì các vị thần linh này là ai? Tín ngưỡng thờ cúng này mang ý nghĩa gì với cuộc sống của người Việt? Đồ Đồng Việt sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể hơn về vấn đề này qua bài viết sau.
Các vị bồ tát trong văn hóa thờ cúng của người Việt
Người Việt có tục thờ Quan Âm Bồ Tát, thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát hay thờ Phật Thích Ca Mâu Ni…Mỗi vị bồ tát, mỗi vị phật sẽ có vai trò, ý nghĩa khác nhau đối với đời sống tâm linh của người Việt. Cụ thể như sau:
Đạt Ma Sư Tổ
Tổ Sư Đạt Ma còn được gọi là Bồ Đề Đạt Ma. Đây được xem là người sáng lập và truyền bá Thiền học cũng như võ thuật đầu tiên tại Trung Quốc. Ngày là truyền nhân của Vị Tổ thứ 27 là Bát Nhã Đa La. Đạt ma sư tổ cũng là “cha đẻ” của Thiền Phật Giáo Trung Quốc.
Hiện nay, khác với hình quan âm hay các hình phật khác thì hình ảnh của sư tổ Đạt ma lại được gắn liền với dáng vẻ khá dữ tợn. Ngài được tạc hình với bộ râu dài xồm xoàm, tay cầm thiền trượng, đi chân trần và khoác chiếc áo choàng. Tùy theo từng hình ảnh khác nhau của Ngài mà ý nghĩa mang đến khi thờ cúng sẽ khác nhau.
- Hình ảnh sư tổ đạt ma dữ tợn mang đến hiệu quả trấn trạch
- Hình ảnh Ngày với chiếc giày muốn thể hiện cảnh giới siêu thoát, hướng con người thoát khỏi những tham sân si ở đời.
- Hình ảnh sư tổ đạt ma quá hải mang đến ý nghĩa về sự kiên định, tinh thần bất khuất trong cuộc sống.
Phật Thích Ca
Xu hướng thờ Phật Thích Ca Mâu Ni được truyền lại từ bao đời nay trong văn hóa thờ cúng của người Việt. Vậy Phật Thích Ca Mâu Ni là ai? Thực ra, Phật Tổ Như Lai và Phật Thích Ca là một. Đây đều là danh hiệu được người đời nhắc đến khi nói về đấng tối cao này.
Không riêng gì các Phật tử mà cả những người không theo đạo cũng sẽ có sự thành kính khi đứng trước vị Phật này. Sự tích phật thích ca trước đây vốn là Thái tử Tất Đạt Đa có xuất thân cao quý. Nhưng bản thân sớm từ bỏ được thế tục, muốn tìm đạo để cứu nhân gian thoát khỏi bể khổ. Ngài đã tự giác ngộ được chân lý cho bản thân và giải thoát mình khỏi quy luật sinh tử luân hồi. Rất nhiều bài giảng của Phật tổ như lai vẫn được lưu truyền cho đến nay và vẹn nguyên giá trị để hướng các Phật tử đến cuộc sống tốt đời, đẹp đạo.
Phật A Di Đà
Khi tìm hiểu phật tổ như lai là phật nào thì nhiều người vẫn nhầm tưởng Ngài với Phật A di đà. Thực ra, đây là 2 vị Phật hoàn toàn khác nhau. Vậy cụ thể thì phật a di đà là ai? Đây là vị Phật được tôn thờ nhiều nhất đối với Phật giáo Đại Thừa. Tên của đức phật chính là thể hiện ý nghĩa Vô lượng thọ, Vô lượng quang và Vô lượng công đức. So với đức phật thích ca thì Phật A Di Đà xuất hiện trước đó từ rất lâu.
Khi nói đến Phật A Di Đà là các Phật tử sẽ nhớ đến chốn Tây phương cực lạc. Đây cũng là thế giới tịnh hóa khi phật nhập niết bàn. Đó cũng là sau khi Ngài đã hoàn thành đại nguyện cứu độ chúng sinh. Đây là thế giới vãn sanh không có sự sân si, khổ cực. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy hình nền phật đẹp treo trong các gia đình hay hình nền phật giáo hoặc các bức tượng Phật A Di Đà trong chùa đều sẽ khắc họa đức Phật với các cụm tóc có hình xoắn ốc. Trên người sẽ mặc chiếc áo cà sa có màu đỏ. Mắt người thường nhìn xuống với khuôn miệng thoáng nở nụ cười hiền lành, nhân hậu.
Thường thì tượng Phật A Di Đà sẽ được tạc ở tư thế đứng hoặc ngồi xếp bàn. Tay trái của Phật sẽ đưa ngang bụng. Bàn Tay phật bên phải sẽ đưa ngang vai và bàn tay hướng lên trời. Ngoài ra, chỉ ở tượng Phật A Di Đà thì trước ngực mới có chữ Vạn.
Phật Quan Âm Bồ Tát
Trong kinh A Di Đà thì quan thế âm bồ tát cùng với đại thế chí bồ tát chính là trợ tuyên của Đức Phật A Di Đà. Ngài có danh hiệu là Đại bi quán thế âm bồ tát. Trong văn hóa thờ cúng của người Việt, khi nhìn thấy hình mẹ quan âm tức là biểu tượng của sự cứu độ, che chở của Ngài. Vị bồ tát này luôn xuất hiện để cứu vớt chúng sanh khỏi khổ sở, nguy nan.
Sự tích về quan âm bồ tát được lưu truyền với nhiều nhân dạng khác nhau. Mỗi kiếp đầu thai để phổ độ chúng sinh của bồ tát sẽ là một câu chuyện khác nhau như: Quan Âm Thị Kính, Quan Âm Diệu Thiện…
Cho đến nay, nhiều người vẫn băn khoăn không biết liệu Quan Âm Bồ Tát là nam hay là nữ? Thực ra, hình phật bà Quan Âm mà chúng ta thường thấy chỉ là hình ảnh thị trường. Các hình quan thế âm bồ tát được mô phỏng, tái hiện lại đó hoàn toàn không phải là Phật thân của ngài. Hình bồ tát Quan âm sẽ tùy duyên hóa độ theo từng thời cuộc, từng kiếp đầu thai cứu độ khác nhau. Thường thì lý do chúng ta thường thấy hình nền phật quan âm là nữ bởi điều này sẽ giúp chuyển hóa tâm xấu và xua đi những xa hoa, trụy lạc nơi trần thế. Điều này cũng lý giải cho việc hình nền mẹ quan âm hiện nay được thể hiện là nữ.
Bên cạnh đó, hình ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát còn được khắc họa với nhiều thần thái khác nhau như: quan âm nam hải hay quan âm tống tử. Ngoài ra, hình quan âm bồ tát còn thường đi cùng với Đại thế chí bồ tát và Phật A Di Đà để phổ độ chúng sinh sớm thoát khỏi bể khổ và tới cõi niết bàn. Thường thì hình phật quan âm bồ tát thường xuất hiện đi trên mây, tay cầm nhành liễu và bình nước cam lộ để cứu vớt nhân gian. Đây cũng được xem là một trong những và hình ảnh phật đẹp nhất thế giới.
Nhiều người chọn cách tải hình nền phật về máy để có thể cầu xin sự che chở, cứu độ trong mọi lúc, mọi nơi một cách nhanh chóng nhất. Việc tải hình nền phật quan âm miễn phí cũng rất dễ dàng. Bởi hình ảnh, thông tin về Phật bà Quan Âm trên internet hiện nay rất phong phú. Bạn có thể lựa chọn tải hình phật đẹp nhất lưu về máy. Thậm chí, bạn cũng có thể chọn đặt hình nền phật để có thể giúp tâm được an và có được sự cứu độ từ Ngài khi gặp khó khăn, nguy nan.
Hư Không Tạng Bồ Tát
Rất nhiều người đã chọn Hư Không tạng Bồ Tát để thờ cúng trong gia đạo. Thậm chí, không ít người chọn các bức tượng Phật này để làm phật bản mệnh. Vậy cụ thể vị bồ tát này là ai? Đây là một trong bát đại Bồ Tát chuyên ban phát sự bình an đến cho chúng sinh. Ngài còn được gọi với nhiều tên khác như: Hư Không Dựng hay Hư Không Quang…
Thực ra, Hư Không Tạng Bồ tát được phác học với nhiều hình ảnh phật đẹp 3D toàn thân màu đỏ. Bồ tát đầu đội mũ ngũ phật. Tay phải cầm Tam muội da đạo được xem là biểu tượng của trí tuệ, sự thông suốt. Tay trái của Bồ tát cầm một cành hoa sen có gắn miếng ngọc tượng trưng cho phúc đức. Ngoài ra, theo truyền thuyết về Hư Không Tạng Bồ Tát thì người còn được biết đến với rất nhiều thân phận khác nhau. Lúc thì người là chủ tôn trong Viện Hư Không. Lúc lại là 1 trong 16 vị Bản tôn của Kim cương giới. Có lúc, người lại mang danh Bồ Tát thị giả của viện thích ca…Với các Phật tử, Hư Không Tạng Bồ Tát chính là hiện thân của phúc đức, của trí tuệ sáng suốt mà người đời kính trọng, tôn thờ.
Địa Tạng Bồ Tát
Địa tạng vương bồ tát là ai? Câu hỏi này được nhiều người đặt ra khi tìm hiểu về vị bồ tát này. Đây là 1 trong 6 vị Bồ Tát được tôn thờ rất nhiều trong Phật Giáo Đại Thừa. Năm vị Bồ tát còn lại chính là: Văn Thù bồ tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Phổ Hiền bồ tát, Quan Âm Bồ Tát và cả hình Phật Di lặc.
Khác với phật phổ hiền bồ tát là vị cưỡi voi trắng đứng thị giả bên phải Phật Thích Ca Mâu Ni thì Địa tạng bồ tát lại là giáo chủ của cõi U Minh. Ngài đã lập đại nguyện tế độ cho tất cả chúng sinh. Ngài luôn bảo vệ chúng sinh và đặc biệt là trẻ em. Tương truyền, những đứa trẻ chết yểu do còn vương vấn cha mẹ nên không chịu qua cầu Nại Hà,. Khi đó, Địa tạng vương bồ tát sẽ xuất hiện để an ủi, giúp đỡ các em bé tạo dựng công đức qua sông. Đồng thời vị Bồ tát này còn rất gấn gũi với các vong linh và độ trì để họ được siêu thoát.
Nếu hình ảnh Văn Thù Bồ tát thường có linh thú là cưỡi sư tử đứng bên trái Phật A Di Đà thì linh thú của Địa tạng Vương chính là Đế Thính. Đây là một con chó có thể giúp Ngài cứu độ chúng sinh nhờ nghe thấy được mọi điều trong Tam Giới và giúp Địa Tạng Vương phân biệt được đúng sai, thật giả.
Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Trong tất cả các vị Phật cao cao tại thượng thì Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật chính là vị Phật có khả năng thông tuệ hết tất cả y dược trên thế gian. Ngài có thể chữa lành tất cả các bệnh tật cho chúng sinh. Đồng thời, Ngài cũng có thể giúp con người thoát khỏi những tham sân si, phiền não.
Nhiều nơi treo hình ảnh lạy phật đẹp của dược sư lưu ly quang vương phật với ánh sáng tỏa ra từ Ngài hoàn toàn tinh sạch, không chút vẩn đục. Ánh sáng này tỏa đi giúp nhân gian thoát cảnh tăm tối vô minh. Từ đó, chúng sinh cũng sẽ lìa xa được những dục vọng để hướng tới sự giác ngộ và giải thoát.
Diêu Trì Địa Mẫu
Địa mẫu là ai? Đây là tên gọi của vị Phật có công phân rõ Trời Đất giữa luồng Khí Hư Vô. Ngài cũng là đấng hóa sanh là loài người. Diêu Trì Địa mẫu cũng là vị Phật cai quản 3 loại ánh sáng gồm: Tinh, Nhật, Nguyệt. Phật Mẫu Diêu Trì thường được thờ ở Điện. Ngài là hóa thân đầu tiên của Đức Chí Tôn để giúp thế giới làm chủ Khí Âm Quang. Theo Di Lặc Chân Kinh, Địa mẫu là vị Phật cùng với hằng hà sa số chư Phật thường đi đến mọi cõi trần để hướng chúng sanh đến sự giải thoát để quy nguyên Phật vị.
Các vị Thánh trong văn hóa thờ cúng của người Việt
Bên cạnh thờ Phật, thờ Thổ Công thờ Thần Bếp…thì người Việt cũng có tín ngưỡng thờ các vị Thánh Cô, Thánh Cậu. Mỗi một vị thánh được thờ cúng đều có những sự tích, câu chuyện và ý nghĩa khác nhau mà người thờ bái đều phải tìm hiểu.
Tứ Phủ Thánh Cô
Vì sao lại có căn Cô Bơ hay căn Cô Chín? Đây thực chất là các Thánh Cô trong Tứ Phủ. Theo tương truyền, Tứ Phủ có 12 thánh cô. Trong đó, có 4 thánh cô thường xuyên ngự đồng. Đó chính là Cô Đôi Thượng Ngàn, Cô Bé Đông Cuông, Cô Bơ Thoải và Cô Chín Sòng Sơn.
Các Thánh Cô sẽ có bậc cao hơn so với các Thánh Cậu. Đồng thời, đền thờ của Thánh Cô trong Tứ Phủ cũng nhiều hơn so với Thánh Cậu. 12 Thánh Cô trong Tứ Phủ được nhắc đến gồm:
- Cô Đệ Nhất Thượng Thiên
- Cô Đôi Thượng Ngàn
- Cô Ba Thoải Cung (Cô Bơ Bông)
- Cô Tư Ỷ La, Cô Tư Địa Phủ
- Cô Năm Suối Lân
- Cô Sáu chầu lục cung nương, Cô Sáu Sơn Trang
- Cô Bảy Tân La, Cô Bảy Kim Giao, Cô Bảy Mỏ Bạch
- Cô Tám Đồi Chè
- Cô Chín Sòng Sơn (Cô Chín Cửu Tỉnh, Cô Chín Giếng)
- Cô Mười Mỏ Ba (hay Cô Mười Đồng Mỏ)
- Cô Bé Thượng Ngàn
- Cô Bé Thoải Cung (Cô Bé Thủy Cung)
Tứ Phủ Thánh Cậu
Hiện nay, các điện thờ tứ phủ tại gia được nhiều người lựa chọn lập để thờ cúng thập vị thánh cậu. Đây là điện thờ các vị thánh cậu với hình tượng nam thiếu niên mạnh mẽ, anh minh, cương trực, thẳng thắn. Các cậu hóa Thánh khi tuổi còn nhỏ nhưng có sự anh linh và thường phù hộ con người trong việc làm ăn buôn bán cũng như học hành, thi cử.
Đền thờ Thánh Cậu thường là nằm trong Lầu Cậu tại các đền điện phủ thờ Mẫu. Cũng như các Thánh Cô thì để có thể thờ Thánh Cậu phải là người có căn đồng số linh. Hiểu rõ hơn về việc căn số là gì thì đây là những người sinh ra được định sẵn là phải ra hầu Thánh để làm đồng, làm lính bổn phủ.
Các Thánh Cậu thường là những hầu cận ông hoàng trong Tứ Phủ Quan Hoàng. Cậu nào hầu Quan Hoàng nào thì thứ tự tên sẽ đi theo các Quan hoàng đó. Và đó cũng là Cậu Bản Đền. Ví dụ như: Tại Đền Quan Hoàng Bơ Phủ sẽ có Cậu Hoàng bơ Phủ…
Tại các điện tứ phủ thì ngày tiệc tứ phủ luôn được xem là ngày lễ rất quan trọng. Đặc biệt, tiệc tứ phủ cũng sẽ được chuẩn bị chu đáo. Không chỉ có đầy đủ lể vật, thánh giá đẹp mà con nhang đệ tử khắp nơi sẽ đến điện để dâng hương bái thánh, cầu mong sức khỏe, bình an cho gia quyến cũng như cho bản mệnh.
Bà Chúa Xứ
Bà Chúa Xứ là ai? Vì sao nhiều người muốn tìm hiểu cách xin lộc Bà Chúa Xứ? Đây là một nữ thần được người dân khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long rất tôn thờ. Bà chúa xứ luôn mang lại sự may mắn trong công việc kinh doanh cũng như sức khỏe. Hình ảnh Bà chúa xứ cũng được biết đến như một vị thần bảo vệ cho biên cương bờ cõi.
Đền thờ bà Chúa xứ hiện được xây dựng tại làng Vĩnh Tế, ở dưới chân núi Sam thuộc huyện Châu Đốc tỉnh An Giang. Ngoài tên gọi Bà Chúa Xứ thì người dân còn gọi nữ thần này với nhiều tên khác như: Mẹ Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Sam, Chúa Xứ Thánh Mẫu, Bà Chúa Xứ châu đốc An Giang, hay Phật Bà Chúa Xứ.
Cũng như cách mà nhiều người thường xin ấn đền Trần thì việc xin lộc Bà Chúa Xứ cũng rất được quan tâm. Từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch hằng năm được xem là ngày Vía Bà Chúa Xứ. Rất nhiều người từ mọi vùng miền đến đền thờ của Bà để thắp hương, dâng lễ vật và cầu xin lộc từ Bà Chúa Xứ. Rất nhiều hoạt động cũng được diễn ra vào ngày lễ trọng đại này. Điển hình như: Lễ Tắm Bà, Lễ Thỉnh Sắc, Lễ Túc, Yết, Lễ Xây Chầu…
Thánh Mẫu Liễu Hạnh
Trong tín ngưỡng thờ Đạo Mẫu của người Việt thì Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một trong những nhân vật quan trọng nhất. Sau 3 lần giáng thế, từ nàng Giáng Tiên cho đến Công chúa Liễu Hạnh và được suy tôn thành Thánh Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên. Tượng thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh thường được đặt giữa trong Tam Tòa Thánh Mẫu. Hình ảnh vị Thánh Mẫu này được xây dựng như biểu tượng của nữ quyền trong thời đại rối ren. Từ đó, thể hiện được tư duy phóng khoáng, cầu mong độc lập. Đây cũng là Thánh Mẫu được suy tôn là một trong Tứ bất tử.
Bà Cửu Thiên Huyền Nữ
Tương truyền, bà Cửu Thiên Huyền Nữ chính là 1 trong 3 vị Thánh Tổ trong Tam giới. Đó bao gồm: Thái Thượng Lão Quân, Cửu Thiên Huyền Nữ và Nguyên Thủy Thiên Tôn. Trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt, Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ rất được kính trọng. Bằng chứng là đền thờ của Mẹ được lập ở rất nhiều nơi trên cả nước.
Bên cạnh tên gọi bà Cửu Thiên Huyền Nữ thì Mẹ còn được với nhiều tên khác như: Cửu Thiên Huyền Nữ Nương Nương, Huyền Nữ, Cửu Thiên Nương Nương, Mẫu Cửu Trùng Thanh Vân, Bán Thiên Công Chúa hay là Oa Huỳnh. Lòng tôn kính của người Việt với Mẹ rất mãnh liệt. Không chỉ đến miếu thờ của Mẹ mà nhiều người còn thỉnh tượng, ảnh của Mẹ về nhà để thờ phụng, cúng bái. Đây không chỉ là cách thể hiện sự tôn kính mà còn mong muốn Cửu Thiên Huyền Nữ Nương Nương che chở trong công việc hay trong cuộc sống.
Các đồ vật trong tín ngưỡng thờ cúng và phong thủy của người Việt
Bên cạnh việc thờ các vị bồ tát, các vị Thánh thì nhiều người chọn đặt các vật phong thủy trong gia đạo hay nơi làm việc để thờ cúng hay trang trí. Đây là cách giúp mang đến hiệu quả “tăng cát giảm hung”, trấn trạch trừ tà rất hiệu quả. Cụ thể, người Việt thường lựa chọn những vật phong thủy sau để mang đến may mắn, tài lộc và bình an cho gia quyến cũng như bản mệnh.
Quả cầu phong thủy
Nhiều người chọn đặt quả cầu phong thủy trong gia đạo để hút tài, đón lộc, xua đi tà khí. Theo các chuyên gia phong thủy, quả cầu có hình tròn tượng trưng cho nguyên khí của trời, cho tâm hạch. Vì thế, việc đặt quả cầu pha lê hay quả cầu đá phong thủy trong gia đạo, nơi làm việc sẽ giúp mang đến những điều cát lợi. Ngoài ra, sự xuất hiện của quả cầu đá hay quả cầu thạch anh còn giúp thể hiện được uy quyền, địa vị của người sở hữu nó. Thường thì để quả cầu phong thủy phát huy được hết sức mạnh, bạn cần đặt nó ở những nơi có phong thủy tốt như: phòng khách, phòng làm việc. Đồng thời, việc chọn vật phong thủy này cũng cần chú ý đến mệnh của bạn để có được sự tương hợp.
Chuông xoay Tây Tạng
Thực tế thì không phải ai cũng biết Chuông xoay Tây Tạng là một vật phong thủy rất tốt đẹp. Đây là vật phẩm có tính trân quý rất cao. Chuông thường được làm từ chất liệu chính là đồng thau. Ngoài ra, sẽ có sự hội tụ của 6 kim loại khác để tạo thành. Nó tượng trưng cho 7 xa luân trong cơ thể của mỗi con người. Ngoài đồng (Kim Tinh) ra thì trong chuông sẽ có thêm: Chì (Thổ Tinh), Sắt (Hỏa Tinh), Thiếc (Mộc Tinh) Vàng (Mặt Trời), Bạc (Mặt trăng), Thủy Ngân (Thủy Tinh). Mỗi chất liệu sẽ tượng trưng cho các xa luân và các hành tinh khác nhau trong vũ Trụ.
Chuông xoay Tây Tạng thường được chế tác thủ công rất tinh xảo với nét đẹp rất độc đáo. Không chỉ được chế tác với mục đích thiền định, thư giãn mà đây còn là vật phong thủy có thể mang đến sức khỏe cho con người. Nó cũng giống như hạt bồ đề đều có ý nghĩa hộ thân, xua tà khí hiệu quả.
Ông Thần Tiền
Trong phong tục thờ cúng của người Việt còn có tín ngưỡng thờ ông Thần Tiền. Vị thần này còn có tên gọi khác là ông Tài Phát. Đây là vị thần mang đến tài lộc, may mắn trong kinh doanh buôn bán. Theo sử tích ghi lại, ông Thần Tiền chính là Tài Thần Triệu Công Minh – Một vị quan thời nhà Tần.
Sau khi từ quan về ở ẩn và tu đạo thì ông đắc đạo thành tiên. Vị thần này chuyên lo việc trừ ôn dịch, trừ tà, trừ bệnh cứu người. Ông còn là vị thần ban phát tài lộc đến người dân. Vì vậy, ông có tên gọi là ông Thần Tiền. Việc đặt vị thần này trong gia đạo hay nơi kinh doanh được xem là yếu tố giúp kích tài, hút lộc rất hiệu quả.
Thuyền Bát Nhã
Thuyền Bát Nhã là một trong những vật phong thủy hướng con người đến sự thanh thản trong tâm và rời xa những sân si tham vọng của cuộc sống. Đây là con thuyền của trí tuệ được tạo nên bởi Pháp nhiệm của Phật và do Phật Di Lặc làm chủ thuyền. Con thuyền này có thể vượt qua mọi sóng gió để rước các linh hồn đến nơi niết bàn.
Hiện nay, nhiều người chọn đặt Thuyền Bát Nhã làm bằng đồng hay tranh Thuyền Bát Nhã đúc đồng trong gia đạo. Vật phong thủy này có thể giúp xua đi tà khí, mang đến sự thuận lợi, tốt đẹp cho toàn gia đạo.
Câu đối
Thư viện câu đối trong văn hóa Việt rất phong phú. Có loại câu đối dùng để treo trên bàn thờ gia tiên. Cũng có câu đối dùng để trang trí và giúp tăng tính phong thủy tốt đẹp trong gia đạo. Việc lựa chọn câu đối không hề đơn giản. Nó không chỉ phải đảm bảo tính hợp nhãn mà còn phải hợp phong thủy. Từ ý nghĩa được ghi trên câu đối cho đến vị trí treo và chất liệu sản xuất câu đối cũng cần được cân nhắc kỹ. Nếu chọn được câu đối hay, hợp phong thủy, gia đạo sẽ luôn bình an, thịnh vượng.
Nguyên tắc cúng bái trong tín ngưỡng, văn hóa Việt
Cúng bái không chỉ đơn giản là việc thờ ai mà còn phải biết thờ như thế nào, cúng bái ra sao. Đây là điều rất quan trọng quyết định việc thờ cúng có thực sự được các vị Thần Phật chứng giám cho lòng thành hay không.
Trang phục cúng bái tại chùa đền
Nhiều người cứ nghĩ đi chùa thì phải mặc áo tràng hay áo choàng. Đã là sư thầy thì phải mặc áo cà sa và cổ đeo tràng hạt. Thực ra, không có quy định nào cụ thể để nhận định trang phục cúng bái như thế nào mới là đúng. Thường thì chỉ cần bạn mặc pháp phục trang nhã hay những bộ quần áo đi chùa kín đáo, lịch sự là được.
Đến chùa đền để làm gì?
Bạn có thể đến chùa để nghe pháp giúp bản thân hiểu được niết bàn là gì hay oan gia trái chủ là gì. Bạn cũng có thể đến chùa để biết được cúng dường là gì, bố thí là gì hay những lời giảng giải của các bậc sư thầy trong chùa sẽ giúp bạn hiểu đúng ý nghĩa niên mệnh là gì. Thậm chí, nhiều người đến chùa chỉ đơn giản là để vãn cảnh chùa, để tạo cảm giác thanh tịnh trong tâm của mình. Với người Việt, cúng bái không nhất thiết phải là thắp nhang và dâng lễ vật. Điều quan trọng là trong tâm bạn có Phật thì bạn sẽ có được sự phù hộ, độ trì và sự che chở của các vị Thần Phật.
Lễ vật cúng bái trong tín ngưỡng của người Việt
Với văn hóa thờ cúng Việt thì cúng bái không nhất thiết phải dùng thực phẩm chay. Trừ những trường hợp cúng Phật, cúng tại chùa thì đồ chay luôn được lựa chọn để thể hiện lòng thành kính với các vị Bồ tát.
Tuy nhiên, với các lễ cúng tại gia như: Cúng động thổ, cúng xe mới mua, cúng về nhà mới hay cúng gia tiên…thì bạn có thể chuẩn bị các thực phẩm mặn theo văn hóa vùng miền khác nhau. Điều quan trọng không phải ở việc mâm cúng thịnh soạn hay đơn giản mà chủ yếu là ở tấm lòng thành kính của bạn.
Điều cần biết trong việc chọn chất liệu thờ cúng
Bạn muốn chọn tượng Phật, tượng Thánh? Bạn muốn tìm một đồ vật phong thủy để đặt trong gia đạo? Nhưng bạn không biết phải chọn như thế nào mới đảm bảo chất lượng nhất? Đồ Đồng Việt khuyên bạn nên sử dụng các sản phẩm đúc đồng. Vì sao ư?
Không khó để nhận thấy là hầu hết các tượng Phật, tượng Thánh trong chùa, đền đa số được làm từ đồng. Bởi chất liệu này không chỉ có độ bền dài lâu, tính thẩm mỹ mà còn thể hiện được vẻ trang nghiêm, thần thái của bức tượng.
Kể cả việc chọn vật phong thủy cũng vậy. Chất liệu đồng sẽ giúp thu hút tài lộc, trấn trạch, xua tà khí rất tốt. Chất liệu này còn tạo tính thẩm mỹ sang trọng, bền bỉ theo thời gian. Ngoài ra, các bức tranh Phật, Tranh phong thủy làm bằng chất liệu đồng mạ vàng cũng là lựa chọn mà bạn không nên chối từ. Đây hiện là lựa chọn của rất nhiều người, rất nhiều đơn vị khi có ý định xây chùa đền hay tìm các bức tượng thờ cúng, vật phong thủy đặt trong gia đạo.
Đồ Đồng Việt – Địa chỉ cung cấp các sản phẩm đồ đồng cao cấp, chất lượng
Trong nhiều năm qua, Đồ Đồng Việt luôn được biết đến là địa chỉ chuyên cung cấp các sản phẩm đồ đồng chất lượng. Chúng tôi là đơn vị trực tiếp chế tác và phân phối ra thị trường. Đặc biệt, mọi yêu cầu về sản phẩm đồ đồng của bạn đều được dịch vụ đáp ứng chu đáo nhất.
Cung cấp đa dạng sản phẩm
Từ các bức tượng Phật, tượng Thánh kích thước lớn cho đến các vật phong thủy nhỏ gọn hay các bức tranh treo tường, câu đối…Đồ Đồng Việt đều tự tin mang đến bạn sự lựa chọn hoàn hảo nhất. Chúng tôi không chỉ cung cấp sản phẩm làm bằng đồng với chất lượng vượt trội, không lẫn tạp chất mà quy trình chế tác sản phẩm còn được lấy từ từ làng nghề truyền thống Đại Bái với ngàn năm tuổi.
Đồ Đồng chất lượng vượt trội
Mỗi một chi tiết trong các sản phẩm đồ đồng được cung cấp đều được chế tác tỉ mỉ từ bàn tay của các nghệ nhân. Vì thế, Đồ Đồng Việt luôn tự tin mang đến cho bạn sự lựa chọn hài lòng trong từng sản phẩm. Đặc biệt, bảng giá đồ đồng tại dịch vụ rất ưu đãi, có tính cạnh tranh cao.
Tư vấn chuyên nghiệp
Dịch vụ luôn tận tâm tư vấn 24/7 để giúp bạn đưa ra sự lựa chọn với các sản phẩm đồ đồng phù hợp yêu cầu. Dù là tượng Đức Phật Thích Ca, tượng Quan Âm Nam Hải hay các linh vật phong thủy…chúng tôi cũng đảm bảo chỉ cần bạn chọn tại chúng tôi thì chắc chắn bạn sẽ có được sự hài lòng tuyệt đối. Những sản phẩm mà Đồ Đồng Việt cung cấp luôn được chế tác bằng chữ Tâm và chữ Tín. Do đó, trong nhiều năm qua, chưa một vị khách nào đến với chúng tôi phải thất vọng với những gì mình lựa chọn.
Trên đây là những thông tin bạn cần biết về văn hóa thờ cúng của người Việt. Liên hệ ngay đến Đồ Đồng Việt qua số hotline: 0969 458 666 – 058 458 6666 nếu bạn đang cần tư vấn hay tìm mua các sản phẩm đồ đồng chất lượng, cao cấp với giá tốt nhất. Chúng tôi đảm bảo mang đến bạn dịch vụ chuyên nghiệp, tiết kiệm với các sản phẩm đồ đồng hoàn hảo nhất.
=> Bài viết gợi ý :
- Gợi ý 18 món quà tặng tết Nhâm Dần cho năm 2022 ý nghĩa
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022?
- Quà tặng tết 2022 : Quà biếu tết cao cấp, ý nghĩa năm nhâm dần