Giới thiệu về liễn thờ cửu huyền thất tổ
Liễn thờ hay cửu huyền thất tổ là gì?
Ý nghĩa của liễn thờ cửu huyền thất tổ
Giải thích Cửu Huyền Thất Tổ chung một hệ thống
Giải thích Cửu Huyền Thất Tổ theo hai hệ thống riêng
Giải thích Thất Tổ theo bản đồ Thất Tổ miếu
- Giải thích Thất Tổ dựa trên bản đồ Thất Tổ miếu sẽ hơi khác so với bảng Cửu Huyền Thất Tổ bên trên.
- Bản này khi giải thích về Thất Tổ có hơi khác. Phụ thân hay Cha được xếp vào hàng Thất Tổ. Nên bản đồ Thất Tổ miếu thờ bảy vị Tổ như sau:
Giải thích Cửu Huyền theo Cửu Tộc
- Thờ Cửu Huyền nghĩa là con cháu của đời thứ 9 sẽ thờ những vị Tổ thuộc chín đời trước mình (tính theo trực hệ).
- Gọi Cửu Huyền chiểu theo cách gọi tên trong Cửu Tộc thời nhà Hán bên Trung Quốc, xem bản thân là gốc lên trên 4 đời và xuống dưới 4 đời.
Vị trí treo liễn thờ cửu huyền thất tổ hợp phong thủy nhất
Một số mẫu bảng cửu huyền thất tổ đẹp của Đồ Đồng Việt
Đồ đồng việt xin giới thiệu bộ liễn thờ bằng đồng chạm khắc thủ công tinh xảo từ đồng tấm nguyên chất, thúc nổi rồng trầu, chữ, họa tiết tinh xảo phù hợp thờ cúng gia tiên. Chất liệu: đồng vàng tấm nguyên chất. Kích thước: 70x100cm, 80x120cm, 90x150cm….
Bức cửu huyền thất tổ bằng đồng đỏ liền tấm treo trên bàn thờ cúng gia tiên rất đẹp và ý nghĩa. Bức Cửu Huyền Thất Tổ bằng đồng được gò chạm thủ công tại Đồ Đồng Việt.
Địa chỉ mua tấm liễn bàn thờ đẹp chất lượng cao
Một số câu hỏi thường gặp
Tại sao chỉ thờ tới Thất Tổ mà không thờ tới Bát Tổ? Tại sao không nói thờ Cửu Tổ mà nói thờ Cửu Huyền?
- Sĩ và thứ dân chỉ được thờ tới Nhứt Tổ là ông nội.
- Các quan Ðại Phu chỉ được thờ tới Tam Tổ.
- Các vua chư Hầu được thờ tới Ngũ Tổ.
- Hoàng Ðế (Thiên tử) thì thờ tới Thất Tổ.
Thờ Cửu Huyền, cúng lạy Cửu Huyền là cúng lạy cả con cháu của mình nữa hay sao?
- Về tên gọi, danh xưng: Gọi Cửu Huyền là lấy bản thân làm gốc và lấy ông cha 4 đời trước và con cháu 4 đời sau. Dể dễ phân định sẽ gọi người sống là Dương và người chết là Âm. Như vậy sẽ tượng trưng đủ cho cả Âm Dương.
- Chỉ 3 đời nối tiếp nhau (Tam thế): Đời mình là hiện tại, đời các tổ tiên là quá khứ và đời con cháu mình là tương lai.
- Chỉ sự luân hồi chuyển kiếp trong dòng họ: Có thể những vị tổ tiên đời trước mất đi lại đầu thai vào dòng họ mình, trở thành con cháu mình để thực thi luật nhân quả. Chính bản thân mình cũng có thể là một vị tổ tiên nào đó đầu kiếp trở lại.
- Thể hiện sự có vay có trả: Khi bản thân mình đứng ở giữa thì sẽ vay lớp trên 4 đời và trả cho lớp dưới 4 đời. Nên những việc mình làm tốt đẹp hay tội lỗi đều sẽ ảnh hưởng đến tổ tiên 4 đời và cả con cháu 4 đời sau mình nữa.
- Phước đức mình tạo ra cả Cửu Huyền đều được hưởng. Còn tội lỗi mình gây ra thỉ cả Cửu Huyền đều phải gánh. 4 đời trước sẽ phải chịu những nỗi khổ tâm nơi cõi thiêng. Kiếp này mình không trả được hết thì con cháu 4 đời sau sẽ phải trả tiếp.
Việc thờ cúng Cửu Huyền Thất Tổ là một chủ đề cần tìm hiểu trong Chuyên đề Nghi Lễ, tuy nhiên do chưa tìm thấy tài liệu hướng dẫn của Hội Thánh, nên trong kỳ nầy, được sự đồng ý của Hướng Dẫn Viên, Ban Điều Hợp có trích dẫn Biên sọan của Tác giả HT. Nguyễn văn Hồng – tự Đức Nguyên trong “Cao Đài Tự Điển” và “Quyển Bước Đầu Học Đạo” để quý Tham Dự Viên tùy nghi tham khảo.
Xin lưu ý là Bài Trích đăng nầy không phải là Bài Hướng Đẫn Giáo Lý mà chỉ là Tài liệu có giá trị tham khảo để tìm hiễu thêm về Thờ Cúng Cửu Huyền Thất Tổ.