Đồ đồng việt xin giới thiệu các mẫu cuốn thư câu đối,kiểu chữ,đại tự,liền thờ bằng đồng vàng chạm khắc thủ côn tinh xảo hình rồng trầu,câu đối rồng nổi chậm khắc tinh tế,nét chữ chạm khắc hoa văn phù hợp với phòng tục thờ cúng tổ tiên của người Việt ở khắp các vùng miền.
Bộ cuốn thưcâu đối bằng đồng chạm chữ hán nôm dịch tiếng việt hoặc chữ thư pháp bằng đồng chạm nổi khối.
khung cửu huyền thất tổ khung gỗ 108cm chạm đồng liền,nền đen,chữ nổiMẫu mới thờ cửu huyền thất tổ đẹpĐôi câu đồi chạm đồng nền gỗ nền đỏ,chữ dịch
Liễn thờ cửu huyền thất tổ, cuốn thư bằng đồng thờ gia tiên. Nói đến thờ gia tiên trên bàn thờ người việt thường có bộ lư đồng và cuốn thư câu đối thờ gia tiên bằng đồng vàng hoặc đồng đỏ nguyên tấm,chạm thủ công truyền thống.
Bộ cuốn thư đồng 135cm chạm chữ Việt thư pháp đẹp, mẫu cuốn thư thờ gia tiênBộ cuốn thư đồng đức lưu quang thư pháp 135cm
Ý nghĩa thờ cửu huyền thất tổ
Việc thờ phụng tổ tiên ông bà là một phong tục tập quán cổ truyền của người Việt Nam chúng ta. Ðây cũng còn là một truyền thống văn hóa hiếu đạo rất cao đẹp tuyệt vời của dân tộc ta.
Vì dân tộc ta rất chú trọng đến việc lễ nghi thờ phụng, nhất là đối với vấn đề tri ân và báo ân. “Uống nước nhớ nguồn, hay ăn trái phải nhớ kẻ trồng cây”. Ðó là những lời khuyến nhắc răn dạy của tổ tiên. Ðạo làm con bao giờ chúng ta cũng phải nhớ đến cội nguồn.
Cội nguồn đó là tổ tiên, ông bà, cha mẹ của chúng ta. Họ là những người đã dầy công giáo dưỡng chúng ta khôn lớn nên người. Thế nên, bổn phận làm con chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ công ơn sanh thành giáo dưỡng của ông bà cha mẹ hầu để lo báo đáp thâm ân trong muôn một. Bởi đó là một công lao to lớn mà ở thế gian nầy không gì có thể so sánh được.
Theo nguồn gốc hiếu đạo, có tổ tiên mới sanh ra ông bà và có ông bà mới sanh ra cha mẹ. Vì thế, đối với con cái phải lo phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi còn sống và phải tôn thờ cúng kỵ khi người đã khuất bóng. Ðó là bổn phận của đạo làm con.Trong trường hợp của phật tử, hiện cha mẹ còn sanh tiền, vả lại ông bà cũng có thờ phụng tổ tiên ông bà nội ngoại hai bên, như vậy, theo tôi, nếu như Phật tử muốn thờ thì cần phải hỏi ý kiến của cha mẹ trước. Ðừng vì nghe người ta nói mà mình vội làm theo. Người xưa nói: “áo mặc sao qua khỏi đầu”.Ðối với việc thờ cúng tổ tiên ông bà, Phật tử không nên tự động làm theo ý mình, khi mà cha mẹ còn sống. Trước khi muốn thờ, Phật tử cần phải thưa qua cho cha mẹ biết và phải được sự đồng ý cho phép của ông bà. Thế mới phải đạo làm con.
Còn người nào đó bày vẽ cho phật tử, có thể là vì họ chưa biết phật tử còn cha mẹ. Hoặc giả như họ có biết đi chăng nữa, nhưng thiết nghĩ, họ cũng chưa rành mấy về việc lễ nghi, nhất là về cách thức thờ phụng tổ tiên. Tại sao lại phải thờ cửu huyền, trong khi cha mẹ mình vẫn còn sống? Thông thường, người ta hay nói thờ Cửu huyền Thất tổ. Có đôi khi người ta cũng chưa hiểu rõ bốn chữ nầy như thế nào. Riêng hai chữ cửu huyền, thú thật, từ trước tới nay, chúng tôi đã tra cứu trong các quyển tự điển Phật học và Hán tự, nhưng không thấy chỗ nào có nêu ra hai chữ nầy cả. Chỉ thấy trong quyển Từ Ðiển Hán Việt Từ Nguyên của ông Bửu Kế và quyển Hán Việt Từ Ðiển của ông Ðào Duy Anh, cả hai chỉ có nêu ra hai chữ cửu tộc và giải thích mà thôi. Tuyệt nhiên, không thấy có nêu ra hai chữ cửu huyền.